Cách quản lý dòng tiền hiệu quả khi kinh doanh dịch vụ ăn uống: Bí quyết "sống còn" giúp quán ăn, nhà hàng, quán cà phê tồn tại và phát triển bền vững
Kinh doanh dịch vụ ăn uống không phải là một công việc đơn giản và dễ sinh lãi như nhiều người vẫn tưởng, ngược lại nó đòi hỏi chủ quán phải có kiến thức về nhiều vấn đề như xây dựng chiến lược kinh doanh, chăm sóc khách hàng, nghiên cứu sản phẩm,…
Chủ quán còn phải biết quản lý dòng tiền trong quán hiệu quả, nếu không sẽ khiến tình hình kinh doanh của quán bị ảnh hưởng, gây lỗ và thất thoát tiền bạc.
Vậy làm thế nào để quản lý dòng tiền trong quán đúng cách? Hãy để Học viện doanh nhân chia sẻ bí quyết cho các chủ quán trong bài viết dưới đây nhé!
1. Dòng tiền của quán là gì?
Dòng tiền kinh doanh dịch vụ ăn uống là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến vấn đề lỗ hay lãi. Hiểu một cách đơn giản, dòng tiền này sẽ liên quan trực tiếp tới 3 khía cạnh: vốn, doanh thu và lợi nhuận.
Mục đích chính của việc quản lý dòng tiền là kiểm soát chặt chẽ vốn, tìm cách tăng doanh thu ổn định để sinh ra lợi nhuận cao nhất có thể cho quán, tránh việc thất thoát tiền hoặc sinh lỗ.
Quản lý không tốt bất kỳ một khía cạnh nào trong 3 khía cạnh vốn, doanh thu và lợi nhuận đều có thể gây ra tình trạng âm vốn và không có lợi nhuận. Nếu tình trạng này kéo dài mà không có biện pháp giải quyết sẽ khiến việc kinh doanh của quán ngày càng xấu đi và dễ bị phá sản vì hết tiền.
1.1. Vốn
Vốn chính là số tiền đầu tiên mà mọi chủ kinh doanh F&B phải bỏ ra để đầu tư cho cửa hàng. Có thể chia vốn làm hai loại là vốn xoay vòng và vốn đầu tư “cứng” bắt buộc ngay từ đầu.
Vốn bắt buộc ngay từ đầu thường sẽ không mang tính xoay chuyển, quay vòng mà nó “đứng yên”, nằm ở những khoản không phải đầu tư thường xuyên và không dễ cạn kiệt. Vốn đầu tư bắt buộc ngay từ đầu sẽ bao gồm:
-
Chi phí thuê mặt bằng
-
Chi phí thiết kế, trang trí và sửa sang quán
-
Chi phí mua sắm thiết bị bàn ghế, đồ nội thất của quán.
-
Chi phí mua các dụng cụ để phục vụ pha chế đồ uống như máy pha cà phê, máy xay sinh tố, tủ lạnh, máy ép, cốc chén,…
-
Chi phí sửa sang quán trong quá trình hoạt động
- Chi phí mua mới cốc chén, dụng cụ do hỏng phải thay hoặc mua bổ sung
Vốn xoay vòng sẽ không “đứng yên” như vốn đầu tư bắt buộc mà sẽ liên tục biến đổi, chủ yếu là được đổ vào những khoản mang tính quay vòng định kỳ như:
-
Chi phí nhân sự cho đội ngũ nhân viên trong quán (trả lương cứng, thưởng, bảo hiểm, phụ cấp,…)
- Chi phí nguyên vật liệu
Những khoản chi phí trên là số tiền vốn cơ bản để duy trì hoạt động của bất kỳ một quán cà phê nào, ngoài ra sẽ còn phát sinh thêm các khoản khác tùy vào mô hình kinh doanh của nhà hàng và mục đích kinh doanh của chủ đầu tư.
Trong hai khoản vốn này thì vốn cố định cần chủ quán phải bỏ ra ngay từ đầu khi bắt tay vào set-up và xây dựng quán, còn khoản vốn xoay vòng có thể linh động trong quá trình sử dụng.
Tuy nhiên, vì mang tính linh động nên vốn xoay vòng chính là khoản phải quản lý chặt chẽ nhất của quán vì nó có thể tăng/giảm thất thường ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh, đặc biệt là chi phí nguyên vật liệu.
Nếu chi phí nguyên vật liệu tăng quá cao thì sẽ dẫn tới quán không thu lại được lợi nhuận, còn nếu chi phí nguyên vật liệu có thể giảm xuống thì sẽ giúp phần lời của quán cao hơn.
1.2. Doanh thu
Doanh thu của một quán kinh doanh dịch vụ ăn uống được tạo ra bằng việc phục vụ đồ ăn uống và những dịch vụ kèm theo cho khách hàng. Số lượng khách tới quán, lượt khách quay trở lại quán sau lần đầu tiên, số tiền trung bình mỗi khách bỏ ra cho một lần order tại quán,… tất cả đều sẽ quyết định việc doanh thu của quán nhiều hay ít.
Thông thường, trong khoảng thời gian đầu hoạt động kể cả các quán nổi tiếng, hút khách cũng chưa chắc đã có lãi bởi doanh thu của họ phải dùng để bù cho những khoản vốn đầu tư ban đầu.
Sau khi hòa vốn xong, doanh thu của quán mới bắt đầu sinh ra lợi nhuận, cũng chính phần lợi nhuận này sẽ được chủ quán sử dụng làm vốn quay vòng để nhập nguyên liệu về chế biến thành đồ uống phục vụ khách. Nếu quán có một quy trình vận hành tốt thì sẽ tăng khả năng đạt doanh thu cao và mang lại lợi nhuận lớn hơn.
1.3. Lợi nhuận
Lợi nhuận là phần tiền còn lại mà chủ quán thu về sau khi lấy tổng doanh thu trừ hết đi phần vốn ban đầu. Lợi nhuận thường được đánh giá trên 2 chỉ số là lợi nhuận ròng và lợi nhuận gộp, với công thức tính như sau:
- Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán (COGS)
Trong đó: Doanh thu thuần = Tổng doanh thu – Các khoản giảm trừ doanh thu (thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ, thuế giá trị gia tăng và một số khoản chiết khấu, giảm giá, hàng đổi trả)
- Lợi nhuận ròng = Tổng doanh thu – Tổng chi phí
Trong khi lợi nhuận gộp rất quan trọng để xác định sản phẩm nào tạo ra lợi nhuận nhiều nhất, thì lợi nhuận ròng lại là con số quan trọng nhất để đánh giá thành công chung của cả quán.
Bạn có muốn "cứu cánh" cho doanh nghiệp/hộ kinh doanh khỏi tình trạng "đuối" dòng tiền?
Bạn có đang:
-
Luôn trong tình trạng kiệt sức vì phải tự tay quán xuyến mọi hoạt động thu chi của doanh nghiệp/hộ kinh doanh, loay hoay với hàng tá các khoản phải thu, phải trả?
-
Chứng kiến doanh nghiệp/hộ kinh doanh của mình "dậm chân tại chỗ", bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh tiềm năng chỉ vì thiếu hụt vốn?
-
Trăn trở, lo lắng vì tình hình kinh doanh bấp bênh do chưa thể kiểm soát hiệu quả dòng tiền?
Nếu câu trả lời là CÓ, bạn không đơn độc! Rất nhiều chủ doanh nghiệp/hộ kinh doanh, nhà quản lý cũng đang đối mặt với những vấn đề nan giải tương tự. Họ chưa nhận ra rằng, quản lý dòng tiền kém hiệu quả chính là nguyên nhân khiến doanh nghiệp/hộ kinh doanh rơi vào vòng luẩn quẩn, khó khăn chồng chất khó khăn!
Vậy đâu là giải pháp giúp bạn "gỡ rối" bài toán quản lý dòng tiền, "hô biến" dòng tiền trở thành "vũ khí lợi hại" giúp doanh nghiệp/hộ kinh doanh bứt phá?
Khóa học "Nắm vững từ A-Z về Dòng tiền và cách Quản lý Dòng tiền cho người làm kinh doanh: Dòng tiền chính là "dòng máu nóng" nuôi doanh nghiệp phát triển bền vững" của Học viện Doanh nhân sẽ "mách nước" cho bạn những bí quyết quản lý dòng tiền hiệu quả nhất, "cứu cánh" cho doanh nghiệp/hộ kinh doanh/hộ kinh doanh thoát khỏi tình trạng "đuối" dòng tiền!
Hãy cùng Học viện Doanh nhân khám phá hành trình "Kiến tạo công thức thành công" cho riêng bạn!
2. Làm thế nào để quản lý dòng tiền hiệu quả?
2.1. Quản lý tốt chi phí nguyên vật liệu (vốn xoay vòng)
Chi phí nguyên liệu của quán chiếm phần lớn trong tổng số vốn xoay vòng sẽ phải bỏ ra suốt quá trình hoạt động. Trong điều kiện nguyên vật liệu được kiểm soát chặt chẽ thì khoản chi phí này tỷ lệ thuận đối với nguyên liệu: càng nhanh hết nguyên liệu tức là số lượng khách hàng đến quán đông, tần suất sử dụng sản phẩm nhiều nên doanh thu sẽ càng tăng.
Tuy nhiên, có những trường hợp nguyên liệu cũng hết nhanh nhưng doanh thu thu về chẳng được là bao, đó là bởi:
-
Không sử dụng đúng định lượng nguyên liệu theo công thức pha chế: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến nguyên liệu nhanh chóng hao hụt. Ví dụ: với công thức pha chế có sẵn thì 2kg cà phê bột sẽ pha được 100 cốc cà phê, nhưng do nhân viên pha chế không lấy đúng định lượng đó nên 2kg cà phê bột chỉ pha được 80 cốc.
Vì thế, chủ quán sẽ rất nhanh phải nhập nguyên liệu nhưng số nguyên liệu đó lại không được sử dụng theo phương thức tối ưu nhất, khiến doanh thu của quán không thể sinh ra nhiều lợi nhuận. - Nguyên liệu không được bảo quản tốt hoặc vận chuyển tốt nên nhanh chóng hư hỏng trước hạn sử dụng khiến quán phải mua lại một lô hàng mới.
Hoặc nhân viên trong quán hợp tác với nhau ăn cắp nguyên liệu, sau đó mang ra ngoài bán kiếm lời cũng sẽ làm nguyên liệu của quán nhanh hết, phải mua mới nhiều lần, trong khi đó doanh thu thu về lại chẳng có bao nhiêu.
Muốn khắc phục tình trạng trên, chủ quán nên đặt ra một số biện pháp để kiểm soát nguyên liệu tốt hơn như: đặt ra định lượng rõ ràng rằng với số lượng nguyên liệu như thế này thì phải bán được chính xác bao nhiêu cốc cà phê, nếu ít hơn con số đó thì nhân viên bắt buộc phải giải trình, nếu giải trình không hợp lý thì phải bồi thường; lắp đặt camera kiểm soát ở khu vực pha chế, lựa chọn người quản lý đáng tin tưởng,… Chỉ khi chi phí nguyên vật liệu giữ ổn định thì nguồn vốn xoay vòng mới không có quá nhiều biến động.
2.2. Quản lý doanh thu
Quản lý doanh thu sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới việc kinh doanh có sinh lãi hay không. Có nhiều quán kinh doanh dịch vụ ăn uống tuy khách đông, doanh thu thu về thường xuyên tăng nhưng lợi nhuận lại không cao vì chủ quán không biết cách phân bổ sao hợp lý, nên chi vào những khoản nào và không chi vào những khoản nào khiến doanh thu bị lãng phí.
Ngược lại, các quán có doanh thu thấp như quản lý tốt hơn, biết cách sử dụng doanh thu để “tiền đẻ ra tiền” thì lợi nhuận của họ thu về cũng cao hơn.
Vì thế, chủ nhà hàng cần có kế hoạch chi tiêu phù hợp, tránh trường hợp chi quá tay hoặc chi nhiều cho những việc không cần thiết làm doanh thu bị hao hụt. Chủ quán có thể đi học thêm một khóa quản trị doanh nghiệp lĩnh vực F&B để nắm rõ về các phương pháp quản lý dòng tiền trong quán.
2.3. Quản lý đội ngũ nhân viên
Đội ngũ nhân viên trong quán làm những công việc liên quan trực tiếp tới dòng tiền như: order, thu ngân, pha chế, nhận tiền tip từ khách,… Tất cả công việc này đều đòi hỏi nhân viên phải có kỹ năng chuyên nghiệp, có tính trung thực, tránh gian lận để gây ra tình trạng thất thoát.
Tuy nhiên, vẫn có những kẽ hở trong lúc làm việc mà chủ quán không thể phát hiện ra, đặc biệt là với những quán mà chủ không có mặt trực tiếp cả ngày để giám sát.
Vì thế, nếu muốn quản lý đội ngũ nhân viên này hiệu quả thì chủ quán phải áp dụng một số biện pháp như: sử dụng các phần mềm quản lý nhân sự, quản lý kho, quản lý bán hàng; lắp thêm các camera giám sát để nắm tình hình quán; tới kiểm tra nhân viên làm việc bất chợt; training nhân viên kỹ càng, thưởng phạt rõ ràng,…
Kết luận
Quản lý dòng tiền hiệu quả là chìa khóa quyết định sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp F&B nào. Tuy nhiên, việc nắm bắt và vận dụng các kỹ thuật quản lý dòng tiền đòi hỏi kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm thực tế. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc quản lý dòng tiền hoặc muốn nâng cao năng lực quản lý để tối ưu hóa lợi nhuận, Khóa học Lập Kế Hoạch Kinh Doanh dịch vụ Ăn uống (F&B) chuyên sâu, toàn diện, hiệu quả chính là giải pháp hoàn hảo.
Nội dung:Tổng hợp và biên soạn
Bạn đang kinh doanh trong lĩnh vực F&B nhưng doanh thu chưa như mong đợi? Bạn đang loay hoay tìm cách quản lý chi phí, xây dựng thực đơn hấp dẫn, hay tìm kiếm khách hàng mới?
Khóa học "Lập Kế Hoạch Kinh Doanh dịch vụ Ăn uống (F&B) chuyên sâu, toàn diện, hiệu quả" sẽ giúp bạn giải quyết tất cả những thách thức đó. Với khóa học này, bạn sẽ được trang bị kiến thức và kỹ năng để xây dựng một kế hoạch kinh doanh bài bản, giúp quán ăn, nhà hàng, quán cà phê của bạn hoạt động hiệu quả và phát triển bền vững.
Bạn sẽ học được gì
-
Nắm vững kiến thức nền tảng: Hiểu rõ về ngành F&B, từ thực trạng, xu hướng, thách thức, cơ hội đến các mô hình kinh doanh phổ biến và luật định liên quan.
-
Xây dựng kế hoạch kinh doanh bài bản: Học viên có thể tự xây dựng một kế hoạch kinh doanh F&B hoàn chỉnh, chi tiết và khả thi, bao gồm tất cả các khía cạnh quan trọng từ ý tưởng, định vị thương hiệu, nghiên cứu thị trường, đến vận hành và quản lý.
-
Phân tích & đánh giá hiệu quả: Nâng cao khả năng phân tích, đánh giá thị trường, đối thủ cạnh tranh và khách hàng tiềm năng, từ đó đưa ra những quyết định kinh doanh sáng suốt.
-
Lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp: Học viên được trang bị kiến thức và công cụ để lựa chọn mô hình kinh doanh F&B phù hợp nhất với nguồn lực và mục tiêu của mình.
-
Vận hành & quản lý hiệu quả: Nắm vững các kỹ năng và phương pháp để quản lý, vận hành doanh nghiệp F&B hiệu quả, bao gồm quản lý nhân sự, tài chính, chất lượng và marketing.
-
Tăng khả năng thành công: Khóa học giúp học viên giảm thiểu rủi ro, tăng khả năng thành công khi tham gia vào thị trường F&B đầy tiềm năng nhưng cũng không kém phần cạnh tranh.