Bí mật thành công của các Doanh nghiệp lớn: Khám phá 15 mô hình kinh doanh dễ hiểu-dễ làm-dễ thành công- Dù bạn làm ở bất kỳ ngành nghề nào cũng nên đọc một lần

Việc xác định đúng mô hình kinh doanh là rất cần thiết. Nó giúp kế hoạch marketing, bán hàng đi đúng hướng, hiệu quả và tạo doanh thu cho doanh nghiệp. Nếu bạn vẫn còn đang mơ hồ không biết nên áp dụng theo mô hình nào thì hãy tham khảo 16 mô hình kinh doanh kinh điển, phổ biến nhất trên thế giới sau nhé.

Việc xác định đúng mô hình kinh doanh là rất cần thiết. Nó giúp kế hoạch marketing, bán hàng đi đúng hướng, hiệu quả và tạo doanh thu cho doanh nghiệp. Nếu bạn vẫn còn đang mơ hồ không biết nên áp dụng theo mô hình nào thì hãy tham khảo 16 mô hình kinh doanh kinh điển, phổ biến nhất trên thế giới sau nhé.

Sau đây, mời bạn cùng Học viện Doanh nhân tìm hiểu rõ hơn về khái niệm mô hình kinh doanh, các thành phần cấu thành một mô hình kinh doanh và 16 mô hình kinh doanh kinh điển, phổ biến nhất trên thế giới. Đây là những mô hình dễ hiểu, dễ làm và dẫn đến thành công, phù hợp với bất kỳ ngành nghề nào. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong việc lựa chọn và triển khai một mô hình kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp của mình.

1. Mô hình kinh doanh là gì?

Mô hình kinh doanh (Business Model) là một thuật ngữ trừu tượng được hiểu theo rất nhiều nghĩa khác nhau. Nó có thể là 1 văn bản tổng quan sắp xếp các kế hoạch phát triển tổ chức, công ty trong tương lai hoặc là 1 bản kế hoạch để sinh doanh thu và lợi nhuận.

Đơn giản hơn, mô hình kinh doanh là định hướng mà chủ doanh nghiệp vạch ra để bám theo loại hình kinh doanh nhất định. Nó đóng vai trò là kim chỉ nam quyết định thành bại của doanh nghiệp.

Mô hình kinh doanh sẽ trả lời cho những câu hỏi chính sau:

  • Đối tượng khách hàng là ai?
  • Giá trị nào mà doanh nghiệp mang lại cho khách hàng?
  • Phương thức hoạt động của doanh nghiệp như thế nào?
  • Làm thế nào để kinh doanh sinh lời?

2. Các thành phần của mô hình kinh doanh

Một mô hình kinh doanh lý tưởng thường truyền tải 4 khía cạnh chính của doanh nghiệp được trình bày bằng cách sử dụng một công cụ chuyên biệt gọi là khung mô hình kinh doanh. Các thành phần chính này là khách hàng, đề xuất giá trị, mô hình hoạt động và mô hình doanh thu.

Một cách chính xác, một mô hình kinh doanh trả lời những câu hỏi chính sau:

2.1. Khách hàng là ai?

Khách hàng là trung tâm của mô hình kinh doanh. Nó trả lời câu hỏi công ty dự định bán dịch vụ của mình cho ai. Một doanh nghiệp thường nhóm khách hàng thành các phân khúc khác nhau với những nhu cầu, đặc điểm hoặc hành vi đồng nhất nhất định. Sau đó, nó xác định một hoặc nhiều phân khúc khách hàng mà nó phục vụ hoặc muốn phục vụ, tiếp theo là câu trả lời cho lý do tại sao nó có kế hoạch phục vụ phân khúc này.

2.2. Doanh nghiệp mang lại giá trị gì cho khách hàng?

Đây là thành phần quan trọng nhất của mô hình kinh doanh trả lời một số khách hàng chính và các câu hỏi liên quan đến giá trị kinh doanh. Nó thường được trình bày bằng cách sử dụng khung đề xuất giá trị.

  • Những công việc mà khách hàng muốn được thực hiện là gì?
  • Họ gặp khó khăn gì khi làm công việc?
  • Họ thu được gì khi làm công việc?

Khi những câu hỏi này được trả lời, doanh nghiệp sẽ trả lời một loạt câu hỏi khác liên quan đến hoạt động kinh doanh với khách hàng:

  • Làm thế nào để doanh nghiệp hoàn thành công việc?
  • Làm thế nào để doanh nghiệp giảm bớt nỗi đau của khách hàng?
  • Doanh nghiệp có thể giúp khách hàng thu được lợi nhuận như thế nào?

2.3. Doanh nghiệp hoạt động như thế nào?

Đó là mô hình hoạt động của doanh nghiệp bao gồm:

  • Hoạt động chính: Tất cả những gì mà doanh nghiệp bán cho khách hàng.
  • Đối tác chính: Tất cả những người đều giúp doanh nghiệp trong việc cung cấp giá trị cho khách hàng.
  • Các nguồn lực chính: Tất cả các nguồn lực mà doanh nghiệp sử dụng để phát triển và cung cấp các dịch vụ của mình.
  • Các kênh chính: Doanh nghiệp sử dụng những kênh nào để cung cấp dịch vụ của mình cho khách hàng.
  • Mối quan hệ với khách hàng (CRM): Doanh nghiệp duy trì loại quan hệ nào với khách hàng của mình.

2.4. Làm thế nào để kinh doanh kiếm tiền?

Kiếm tiền là điều quan trọng để doanh nghiệp có thể tự duy trì. Thành phần này của mô hình kinh doanh tập trung vào việc giải thích chi tiết về tài chính và cách doanh nghiệp kiếm tiền.

Nó được gọi là mô hình doanh thu của doanh nghiệp và có hai thành phần:

  • Cơ cấu chi phí bao gồm tất cả các chi phí mà doanh nghiệp phải chịu để tạo ra và mang lại giá trị cho khách hàng.
  • Các luồng doanh thu bao gồm tất cả các luồng doanh thu chính và phụ mà doanh nghiệp sử dụng.


Bạn có đang gặp phải những tình huống sau đây?

  • Bạn có một ý tưởng kinh doanh cực kỳ tâm huyết nhưng loay hoay mãi vẫn chưa biết bắt đầu từ đâu?

  • Bạn đã và đang vận hành doanh nghiệp nhưng lợi nhuận cứ ì ạch mãi không tăng trưởng?

  • Bạn mơ ước xây dựng một đế chế kinh doanh cho riêng mình nhưng lại mờ mịt về hướng đi?

  • Bạn hoang mang trước hàng loạt mô hình kinh doanh được tung hô là "thành công", nhưng đâu mới là lựa chọn phù hợp với bản thân?

Nếu câu trả lời là CÓ, thì bạn đã đến đúng nơi rồi đấy!

Khóa học "Hiểu rõ từ A-Z kiến thức về Mô hình kinh doanh: "Kim chỉ nam" cho bất cứ người làm kinh doanh nào trước khi bắt đầu kinh doanh để thành công" sẽ trang bị cho bạn:

  • Nền tảng kiến thức vững chắc: Hiểu rõ bản chất của mô hình kinh doanh, vai trò của nó trong việc tạo ra lợi nhuận và phát triển bền vững.

  • Công cụ phân tích hiệu quả: Sử dụng thành thạo Business Model Canvas để phân tích, đánh giá và tối ưu hóa mô hình kinh doanh.

  • Cẩm nang thực tiễn: Học hỏi từ những case study thành công, lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp và xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả.

Hãy để Học viện Doanh nhân đồng hành cùng bạn trên con đường chinh phục những đỉnh cao mới trong kinh doanh!


3. Tại sao việc phát triển một mô hình kinh doanh lại quan trọng?

Mô hình kinh doanh đóng vai trò là bản thiết kế của doanh nghiệp và lộ trình thành công. Công cụ này giúp những người sáng lập quyết định cách thức kinh doanh của họ sẽ hoạt động và kiếm tiền.

Đây là tài liệu duy nhất làm rõ

  • Khái niệm kinh doanh - cơ hội thị trường mà doanh nghiệp tận dụng.
  • Thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp phục vụ.
  • Các vấn đề doanh nghiệp dự định giải quyết.
  • Giải pháp mà doanh nghiệp đưa ra và cách nó tạo ra giá trị cho khách hàng.
  • Làm thế nào để doanh nghiệp có được khách hàng của mình.
  • Mô hình hoạt động mà doanh nghiệp tuân theo.
  • Doanh nghiệp kiếm tiền bằng cách nào và chi phí phát sinh là bao nhiêu để có được như nhau.

Hơn nữa, mô hình kinh doanh đưa ra lý do để khách hàng lựa chọn sản phẩm chào bán hơn các sản phẩm khác trên thị trường. Mọi người chọn Facebook vì nó giúp họ kết nối và trò chuyện với những người khác trên khắp thế giới (mô hình hoạt động) và thậm chí không tính phí (mô hình doanh thu). Mô hình kinh doanh của Netflix được ưa thích hơn các mô hình khác vì nó cung cấp giá trị dưới dạng nội dung theo yêu cầu nhất quán thay vì mô hình kinh doanh phát trực tuyến truyền hình thông thường.


4. 16 mô hình kinh doanh kinh điển

4.1. Mô hình nhà sản xuất

Mô hình kinh doanh nhà sản xuất là các doanh nghiệp sản xuất ra các sản phẩm cuối cùng từ các nguyên liệu đầu vào hoặc gia công lắp ráp tạo ra thành phẩm.

Các doanh nghiệp sản xuất có thể bán sản phẩm của họ trực tiếp đến người dùng hoặc thông qua các trung gian phân phối hoặc cũng có thể kết hợp cả hai kênh phân phối này.

Các doanh nghiệp điển hình đó là: Ford, Dell, …

4.2. Mô hình nhà phân phối

Mô hình nhà phân phối là các công ty doanh nghiệp trực tiếp mua lại các sản phẩm từ nhà sản xuất và phân phối lại cho các đại lý bán lẻ hay trực tiếp đến khách hàng.

Ví dụ một đại lý xe ô tô sẽ mua xe trực tiếp từ nhà sản xuất và bán nó rộng rãi cho khách hàng cuối.

4.3. Mô hình kinh doanh bán lẻ

Bán lẻ là những đơn vị nhập hàng với số lượng ít hơn từ nhà phân phối hoặc nhà bán buôn để bán lại cho khách hàng của mình tại một khu vực nhỏ hơn.

Ví dụ: mô hình của Amazon, Watson, Guardian, Tesco,…

4.4. Mô hình nhượng quyền thương mại

Mô hình nhượng quyền thương mại có thể là nhà sản xuất, nhà phân phối và cả nhà bán lẻ. Thay vì tự sản xuất ra sản phẩm hay mua hàng từ bên khác thì mô hình này sử dụng sự thành công của mô hình khác để kinh doanh.

Có nghĩa rằng bạn mua/thuê lại mô hình kinh doanh và thương hiệu của bên khác để kinh doanh và bạn sẽ phải trả một khoản phí cho bên nhượng quyền để được sử dụng mô hình và thương hiệu của họ. Đây là một hình thức đang rất phát triển tại Việt Nam.

Ví dụ: McDonald’s, 7 Eleven, Pizza Hut, Lotteria,…

4.5. Mô hình Bricks-and-motar

Mô hình này thiên về các doanh nghiệp truyền thống khi mọi giao dịch của nhà sản xuất, phân phối và bán lẻ đều diễn ra ở môi trường thực, ngay tại văn phòng công ty hoặc cửa hàng offline v.v

Ví dụ: Tesco…

4.6. Mô hình kinh doanh thương mại điện tử

Đây là mô hình phát triển từ mô hình Bricks-and-motar (gạch và vữa). Điểm khác biệt rõ ràng nhất các giao dịch với khách hàng sẽ diễn ra trên cửa hàng trực tuyến trên Internet thay vì môi trường thực.

Ví dụ: các shop bán hàng online trên website, mạng xã hội

4.7. Mô hình Bricks-and-clicks

Mô hình Bricks-and-clicks là sự kết hợp giữa mô hình Bricks-and-mortar và thương mại điện tử (online và offline). Khách hàng có thể đặt hàng trên website trực tuyến và nhận hàng ngay tại cửa hàng tại khu vực mình sống.

Ví dụ: các thương hiệu thời trang như Juno, Vascara, Yame,…

4.8. Mô hình đồng xu Nickel-and-dime

Mô hình đồng xu niken này được áp dụng khi bạn kinh doanh các sản phẩm có sự cạnh tranh cao hoặc khách hàng rất nhạy cảm về giá thành. Thay vì bạn bán với mức giá của thị trường thì bạn có thể hạ giá sản phẩm để tăng tính cạnh tranh và bù sự chênh giá này bằng các khoản phí khác mà thường khách hàng sẽ không để ý hoặc buộc phải chấp nhận.

Lấy ví dụ cụ thể bạn bán một chiếc thảm lót sàn nhà với giá thị trường 600 đô có thể khó cạnh tranh với các đối thủ, tuy nhiên nếu bạn hạ giá thành này xuống 500 đô và tính thêm 100 đô cho phí vận chuyển thì khách hàng sẽ dễ dàng chấp nhận một khoản 600 đô cho toàn bộ dịch vụ từ A đến Z hơn.

Phương thức này thường được áp dụng ở các hãng hàng không giá rẻ (giá vé rẻ sẽ được bù vào các khoản ký gửi hành lý, hành lý vượt chẳng hạn)

4.9. Mô hình kinh doanh Freemium

Đây là mô hình đang rất phổ biến trên thế giới vì sự hiệu quả của nó. Đi từ việc miễn phí các tính năng cơ bản nhưng vẫn rất giá trị cho người dùng để thu hút càng nhiều người dùng càng tốt. Từ đó doanh nghiệp sẽ cung cấp thêm các gói giá trị cao hơn hoặc thêm các tính năng bổ sung mà người dùng cần phải trả phí để được sử dụng.

Ví dụ: Google drive miễn phí 15 GB lưu trữ và thu phí khi bạn có nhu cầu up lên gói lưu trữ cao hơn, Spotify cung cấp dịch vụ nghe nhạc chất lượng cao nhưng để ẩn quảng cáo bạn cần trả một khoản phí,…

4.10. Mô hình đăng ký thuê bao trả phí

Mô hình này thường cung cấp các sản phẩm dịch vụ chất lượng dành cho các người dùng cao cấp. Các giao dịch thường được xác định thông qua hợp đồng hoặc xác thực thành viên bài bản.

Ví dụ: Netflix cho người người thuê bao trả phí theo tháng để sử dụng các dịch vụ giải trí độc quyền của mình.

4.11. Mô hình kinh doanh Sàn thương mại điện tử

Đây là mô hình kinh doanh trực tuyến đang phát triển mạnh nhất trên thế giới. Mô hình này tạo ra các sàn giao dịch thương mại điện tử để thu hút các nhà kinh doanh trực tuyến cùng tham gia buôn bán sản phẩm.

Các sàn xây dựng thương hiệu từ việc xây dựng niềm tin mua hàng online, phát triển hệ thống logictis, chính sách kênh người bán chặt chẽ,….Họ thu phí từ việc quảng cáo trên nền tảng, dữ liệu bigdata, thu phí các giao dịch trên sàn v.v..

Ví dụ: Amazon, eBay, Lazada, Shopee, Tiki,…

4.12. Mô hình kinh doanh quảng cáo

Đây là mô hình đang được áp dụng rất phổ biến hiện nay tại Việt Nam và trên thế giới.

Bạn có thể xây dựng các nền tảng online như website, channel Youtube, tài khoản mạng xã hội,… và cung cấp các giá trị độc đáo để thu hút người dùng theo dõi. Để từ đó bạn có thể thu phí từ việc quảng cáo cho các bên khác (affiliate marketing, google adsense, PR review sản phẩm) hoặc tự quảng cáo cho sản phẩm dịch vụ của mình.

4.13. Mô hình tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing)

Đây là mô hình kinh doanh bằng cách giới thiệu sản phẩm dịch vụ của bên khác (mà bạn không tự sản xuất ra) và bạn được trả hoa hồng khi bán sản phẩm thành công.

Bạn có thể chủ động đăng ký làm đối tác, affiliate cho các doanh nghiệp khác nếu mình có nền tảng sẵn có và năng lực quảng cáo truyền thông. Ngoài ra bạn cũng có thể đăng ký trở thành affiliater trên các nền tảng chuyên nghiệp cho tiếp thị liên kết như Accesstrade, Masoffter, Lazada, Haravan, Agoda,…

4.14. Mô hình Dropshipping

Đây là một mô hình kinh doanh thương mại điện tử mà bạn không cần sở hữu sản phẩm hay cửa hàng thực tế nào. Bạn chỉ cần có một cửa hàng trực tuyến để bày bán các sản phẩm của bên khác và khi có đơn đặt hàng bạn chỉ việc đặt hàng cho bên cung cấp/sản xuất về đơn hàng của bạn và bên nhà cung cấp sẽ tự lo khâu sản xuất và ship đến khách h.ng. Chính vì việc bạn không tham gia vào khâu vận chuyển nên mới gọi là Dropship.

Điểm khác biệt giữa mô hình Dropship và mô hình tiếp thị liên kết là đơn hàng được đặt ngay tại trang website của bạn, khác với tiếp thị liên kết.

4.15. Mô hình Crow-Sourcing

Còn được gọi là mô hình đóng góp cộng đồng, điển hình của mô hình là đó Wikipedia, Douligo, reCaptcha. Mô hình này thường được kết hợp với các mô hình kinh doanh và mô hình lợi nhuận khác để cung cấp giá trị cho người dùng và kiếm tiền.

4.16. Mô hình Blockchain

Bản thân Blockchain là một mô hình kinh doanh mới. Với blockchain, các tổ chức có thể biến doanh nghiệp của họ thành nền tảng phi tập trung để thay đổi cách hoạt động kinh doanh của họ. Nó thay đổi các thực thể, dòng giao dịch, lợi nhuận và cũng đảm bảo rằng duy trì sự tăng trưởng trong suốt quá trình kinh doanh.

Nội dung: Tổng hợp và biên soạn


Bạn đam mê kinh doanh nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Bạn muốn xây dựng doanh nghiệp thành công nhưng loay hoay với thị trường, đối thủ, mô hình và chiến lược?

Combo 5 khóa học "Khởi Sự Kinh Doanh Toàn Diện từ A-Z cho người mới bắt đầu" sẽ trang bị cho bạn "kim chỉ nam" vững chắc, từ lý thuyết đến thực hành, giúp bạn tự tin chinh phục thương trường!

 


Tổng kết

Với 16 mô hình kinh doanh kinh điển, phổ biến nhất trên thế giới được Học viện Doanh nhân chia sẻ trong bài viết, hi vọng đã giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về các lựa chọn mô hình kinh doanh khác nhau. Từ việc hiểu được các thành phần cấu thành mô hình kinh doanh, cho đến những ví dụ cụ thể về từng mô hình, sẽ giúp bạn xác định được mô hình phù hợp nhất để áp dụng vào doanh nghiệp của mình.

Tuy nhiên, quan trọng hơn cả là bạn cần linh hoạt, sáng tạo và không ngừng học hỏi để không ngừng cải tiến và điều chỉnh mô hình kinh doanh phù hợp với bối cảnh thị trường đang thay đổi không ngừng. Chỉ khi nắm chắc được mô hình kinh doanh của mình, bạn mới có thể xây dựng được chiến lược marketing, bán hàng và quản trị doanh nghiệp hiệu quả, đạt được mục tiêu tăng trưởng và phát triển bền vững.

Chúc bạn luôn tìm được hướng đi đúng đắn và thành công trong kinh doanh!

Bài viết cùng danh mục

No Img