Quy luật Pareto - 80/20: Bí mật làm giàu của thương gia kinh doanh ăn uống để không cần đông khách vẫn thu lời bạc tỷ
Nguyên tắc Pareto hay còn được biết đến với tên gọi nguyên tắc 80/20. Nguyên tắc chỉ rõ rằng “20% công sức có thể đóng góp 80% kết quả”, đây là một trong những định luật phổ quát nhất của cuộc sống và kinh tế.
Hãy cùng Học viện Doanh nhân đi tìm hiểu chi tiết hơn về nguyên tắc này qua bài viết sau nhé!
Rất có thể 80% chi phí Marketing cho nhà hàng của bạn đang bị lãng phí, trong khi chỉ 20% số tiền đầu tư đem lại lợi nhuận. Đây là một dẫn chứng của định luật 80/20 trong kinh doanh. Vậy định luật 80/20 là gì? Ứng dụng định luật 80/20 trong kinh doanh ngành F&B ra sao để tối ưu hiệu quả?
1. Hiểu về định luật 80/20
1.1. Định luật 80/20 là gì?
Định luật 80/20 hay “nguyên tắc Pareto” là khái niệm kinh điển được ứng dụng nhiều trong kinh doanh
Định luật 80/20 còn được gọi là “nguyên tắc Pareto” hoặc “Quy tắc 80-20”, là khái niệm cho rằng: trong hầu hết các tình huống, khoảng 80% kết quả đạt được là nhờ 20% nguồn lực tạo ra.
Ví dụ: 80% lợi nhuận sẽ đến từ 20% khách hàng.
Định luật 80/20 được xuất phát từ nhà kinh tế học người ý – Vilfredo Pareto vào cuối thế kỷ XIX.
Định luật này có thể áp dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau như trong cuộc sống thường ngày, trong bán hàng, chiến lược marketing hay kinh doanh F&B,…
1.2. Định luật 80/20 trong kinh doanh F&B là gì?
Định luật 80/20 trong kinh doanh F&B cho biết rằng không có sự cân bằng giữa 2 yếu tố ràng buộc nhau.
Ví dụ:
- 20% món ăn trên menu thu hút 80% khách hàng đến quán.
- 20% nhân viên tạo ra 80% kết quả.
- 20% chi phí marketing hiệu quả mang lại 80% doanh thu.
- 20% khách hàng đóng góp vào 80% lợi nhuận,…
Như vậy, định luật 80/20 trong kinh doanh F&B là công cụ hữu ích chủ quán tập trung vào 20% yếu tố cốt lõi để mang lại hiệu quả cao, tiết kiệm 80% sự đầu tư đang bị lãng phí.
Cụ thể, ứng dụng định luật 80/20 trong kinh doanh F&B có thể đem lại nhiều lợi ích như sau:
- Giúp chủ nhà hàng/quán cafe tối ưu chi phí, tăng lợi nhuận: Bằng cách thiết lập mức độ ưu tiên cho các mục tiêu, chủ quan có thể giải ngân đúng chỗ, đủ dùng để tối ưu chi phí, tăng lợi nhuận.
- Quản lý hiệu suất công việc của nhân viên: Thay vì thuê thật nhiều nhân viên trong quán để khắc phục tình trạng chậm trễ, sai món, chủ quán chỉ cần tập trung vào 20% nhân viên giỏi, tăng lương và đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho họ để đạt được hiệu suất mong muốn.
- Nâng cao chất lượng món ăn, dịch vụ: Tập trung vào phát triển 20% sản phẩm, dịch vụ cốt lõi thay vì dàn trải menu sẽ giúp quán của bạn nâng cao được chất lượng.
2. Ứng dụng định luật 80/20 trong kinh doanh ngành F&B
2.1. Ứng dụng định luật 80/20 vào tối ưu hóa sản phẩm trên menu
Áp dụng định luật 80/20 vào tối ưu hóa món ăn/đồ uống trong ngành F&B là cách giúp chủ quán tập trung vào những sản phẩm quan trọng nhất để mang lại hiệu quả cao. Dưới đây là một số cách ứng dụng định luật này để tối ưu hóa sản phẩm trên menu:
- Phân tích sản phẩm: Tính toán lợi nhuận của từng loại món ăn, đồ uống và phân tích xem có bao nhiêu sản phẩm chiếm tỷ lệ lớn trong doanh thu của bạn.
- Loại bỏ hoặc giảm số lượng các món ít được yêu thích: Sau khi đã phân tích được khoảng 20% món ăn, đồ uống góp phần vào 80% doanh thu, các chủ doanh nghiệp F&B sẽ tiến hành loại bỏ hoặc giảm số lượng các món không được yêu thích hay không mang lại hiệu quả kinh doanh cho quán. Việc làm này đồng thời cũng sẽ giúp quán tiết kiệm chi phí mua sắm nguyên liệu, công sức chế biến.
- Xác định những món mới có tiềm năng: Thay vì cố gắng chạy theo xu hướng của thị trường, bạn chỉ nên tập trung vào việc sáng tạo món mới phù hợp với tệp khách hàng mục tiêu hiện tại.
- Cải tiến chất lượng sản phẩm: Tập trung vào việc cải tiến chất lượng của những món được yêu thích, để thu hút khách hàng quay lại và tăng số lượng đặt hàng.
Ví dụ về ứng dụng định luật 80/20 vào tối ưu hóa sản phẩm trong ngành F&B
Một nhà hàng có 50 món trên menu. Tuy nhiên, sau khi phân tích, chủ quán thấy rằng thực tế chỉ có 10 món thường xuyên được khách hàng gọi và nó cũng đem lại 80% doanh thu. 10 món đó được gọi là best seller của quán.
Chủ nhà hàng đó quyết định áp dụng định luật 80/20 vào tối ưu menu bằng những cách sau:
- Tập trung cải thiện chất lượng 10 món best seller của quán để nâng cao trải nghiệm khách hàng.
- Loại bỏ bớt 5 món rất hiếm khi được gọi để tinh giản menu và tiết kiệm chi phí nguyên liệu.
- Đầu tư chạy quảng cáo cho 10 món best seller để thu hút thêm khách hàng mới.
Kết quả đạt được, nhà hàng A đã giảm được 20% chi phí nguyên vật liệu, chi phí quảng cáo, chi phí nhân công mà đạt được mức doanh thu như mong muốn.
2.2. Ứng dụng định luật 80/20 vào phân tích khách hàng trong ngành F&B
Ứng dụng định luật 80/20 vào phân tích khách hàng trong ngành F&B có thể giúp nhà hàng, quán cafe tập trung vào những khách hàng quan trọng nhất để tối ưu doanh thu. Dưới đây là một số cách ứng dụng định luật này để phân tích khách hàng:
- Phân tích doanh thu: Tính toán lợi nhuận của từng loại khách hàng để xác định có bao nhiêu % khách hàng đang đóng góp vào 80% doanh thu. Lấy đó làm cơ sở để phân loại khách hàng (khách hàng tiềm năng/không tiềm năng) và thiết kế những chiến dịch tiếp thị phù hợp.
- Tìm ra các khuynh hướng chung: Sau khi đã xác định được khoảng bao nhiêu % khách hàng quan trọng đang đóng góp vào 80% doanh thu, chủ quán tiến hành chia nhỏ danh sách khách hàng đó thành các nhóm khác nhau, dựa trên sở thích, thói quen ăn uống.
Ví dụ: Với nhóm khách hàng đến ăn không uống rượu sẽ cần thiết kế set ăn sao cho phù hợp; với nhóm khách thường chỉ ghé mua đồ ăn nhanh vào buổi trưa thì nên có suất ăn trưa tiện lợi, giá cả phải chăng.
- Đưa ra chiến lược Marketing theo từng nhóm khách hàng mục tiêu: Các chiến lược marketing theo kiểu “One size fits all” (Một kích thước phù hợp với tất cả) không thể phát huy sức mạnh trong ngành F&B, bởi sự đa dạng về nhu cầu, khẩu vị và thể loại món ăn. Thay vào đó, nhà hàng, quán cafe cần thiết kế các chiến lược marketing dựa trên đặc điểm của từng nhóm khách hàng.
Ví dụ về ứng dụng định luật 80/20 vào phân tích khách hàng trong ngành F&B:
Một quán cafe, sau khi đã thu thập thông tin khách hàng đã xác định được rằng: 20% số lượng khách hàng (tức khoảng 100 người) đang góp phần vào 80% doanh thu của quán. Trong 100 người đó bao gồm các nhóm: Những người yêu thích Espresso; những người yêu thích Cappuccino; những người thường chỉ ghé mua đồ uống vào buổi sáng.
Dựa trên thông tin này, quán cafe đó có thể tiếp tục áp dụng định luật 80/20 để tối ưu hoá chiến lược kinh doanh của mình theo các cách sau:
- Xây dựng món mới: Tập trung sáng tạo đồ uống mới liên quan đến Espresso, Cappuccino
- Phát triển chương trình khách hàng thân thiết: Tạo ra các ưu đãi và chính sách giảm giá dành cho nhóm khách hàng mua vào khung giờ buổi sáng.
3.3. Ứng dụng định luật 80/20 vào quản lý nhân sự trong ngành F&B
Áp dụng định luật 80/20 vào quản lý nhân sự trong ngành F&B giúp chủ nhà hàng, quán cafe tập trung vào việc phát triển và duy trì những nhân viên có hiệu suất làm việc tốt. Dưới đây là một số cách áp dụng định luật này để quản lý nhân sự trong ngành F&B:
- Xác định danh sách các nhân viên chính (key member): Rà soát lại danh sách nhân viên để tính toán xem có bao nhiêu % nhân viên đang thực sự đạt năng suất, góp phần lớn vào hiệu quả công việc chung.
- Tập trung vào tổ chức đào tạo và phát triển kỹ năng: Đầu tư đào tạo, nâng cao kiến thức cho 20% key member để khai thác tiềm năng của họ, từ đó mang lại hiệu suất làm việc cao nhất. Còn lại có thể cân nhắc cắt giảm nhân sự để tăng tính cạnh tranh trong công việc.
- Đưa ra chế độ đãi ngộ hợp lý: Thay vì tốn rất nhiều tiền để thuê dàn trải nhân sự, chủ quán có thể tập trung tăng lương, tăng đãi ngộ cho các nhân viên chính, tạo động lực để họ làm việc năng suất hơn, gia tăng sự gắn bó lâu dài.
Ví dụ về ứng dụng định luật 80/20 vào quản lý nhân sự trong ngành F&B:
Trong một nhà hàng, chỉ có khoảng 20% đầu bếp (tức 3 người) đóng góp vào việc chế biến ra các món ăn chính mang lại 80% doanh thu. Do đó, chủ nhà hàng tập trung vào việc duy trì và phát triển kỹ năng của 3 đầu bếp quan trọng này:
- Chủ nhà hàng tạo điều kiện cho họ tham gia các khóa học đầu bếp chuyên nghiệp với mục tiêu nâng cao tay nghề và hiệu suất làm việc.
- Xây dựng chính sách làm việc hợp lý, ví dụ thưởng thêm khi đầu bếp sáng tạo được món mới bán chạy.
- Động viên họ chia sẻ kinh nghiệm, đào tạo cho các đầu bếp, phụ bếp khác. Đổi lại, chủ quán cũng sẽ có cơ chế đãi ngộ tốt cho đầu bếp chính.
Như vậy, định luật 80/20 là một khái niệm kinh điển trong kinh doanh. Khi ứng dụng định luật 80/20 vào ngành F&B, chủ nhà hàng/quán cafe có thể biến nó trở thành công cụ hữu ích giúp giảm chi phí, tối ưu lợi nhuận. Mong rằng qua bài viết này, bạn đọc đã có thêm nhiều ý tưởng mới trong chiến lược phát triển doanh nghiệp F&B của mình.
Tổng kết
Quy luật Pareto không chỉ là một công thức số học đơn thuần mà còn là triết lý kinh doanh cách mạng, giúp các chủ quán nhỏ chuyển hóa từ trạng thái "chạy theo số lượng" sang "tối ưu hóa giá trị". Thành công trong kinh doanh ẩm thực không nằm ở việc phục vụ đông đảo khách hàng, mà ở khả năng nhận diện và chăm sóc tốt nhất những khách hàng mang lại 80% lợi nhuận.
Việc áp dụng linh hoạt quy luật này giúp các chủ quán tiết kiệm nguồn lực, nâng cao chất lượng phục vụ và xây dựng được một cộng đồng khách hàng trung thành. Bản chất của sự thành công không nằm ở việc làm nhiều mà là làm đúng trọng tâm, tập trung vào những giá trị cốt lõi mang lại hiệu quả cao nhất. Đối với các nhà kinh doanh thông minh, quy luật Pareto chính là chiếc chìa khóa vàng để biến những nguồn lực hạn chế thành những cơ hội sinh lời vượt trội.
Nội dung: Ipos