Nghệ thuật xoay chuyển vòng vốn khởi nghiệp: Ít vốn chưa chắc đã thất bại nhưng biết xoay chuyển vốn thì chắc chắn thành công!
Nguồn vốn và vấn đề quay vòng vốn kinh doanh luôn là những vấn đề thu hút sự quan tâm của các người làm ăn kinh doanh. “Nghệ thuật vốn” trong kinh doanh chính là chìa khóa giúp bạn giải quyết được vấn đề gần như là yếu tố tồn tại cơ bản của một doanh nghiệp với mọi quy mô, trong mọi lĩnh vực.
1. Làm thế nào có thể huy động vốn hiệu quả nhất?
Bạn nên nhớ rằng song song với ý tưởng kinh doanh, thì vốn là yếu tố không nên xem nhẹ nếu bạn muốn doanh nghiệp của mình tồn tại lâu dài. Bài toán vốn vừa mang tính pháp lý, lại cũng chính là sự thể hiện như một nghệ thuật của chính bạn.
1.1. Vay tiền ngân hàng
Bạn cũng sẽ phải “học” để vay tiền ngân hàng, một thực tế là với những người kinh doanh nhỏ lẻ, nguồn vốn eo hẹp, hoặc khởi nghiệp tay trắng, chắc chắn ngân hàng là địa chỉ đầu tiên họ nghĩ đến. Nhưng quy định rõ ràng của pháp luật là bạn phải có tài sản thế chấp mới có thể vay vốn tại đây, nên thực sự với người mới bắt đầu, yếu tố lời là khá khó khăn.
Để đến vay vốn được ở một ngân hàng cụ thể, bạn nên lường trước được những câu hỏi và ký do phổ biến nhất để ngân hàng có thể từ chối cho bạn vay, cụ thể như việc bạn sẽ chứng minh ý tưởng kinh doanh của mình ra sao để có thể thuyết phục họ, vòng quay vốn và thu hồi vốn của bạn sẽ diễn ra như thế nào, chỉ cần một sự không chắc chắn, không đảm bảo thì ngân hàng sẽ khó lòng giải quyết cho bạn vấn đề này. Thế nên hãy chuẩn bị cho mình những kinh nghiệm vững vàng khi làm việc với ngân hàng.
1.2. Nhạy bén với những nguồn lực xung quanh
Sự giúp đỡ giữa người với người, doanh nghiệp này với doanh nghiệp kia là một điều dễ thấy khi khởi nghiệp. Họ không chỉ vay vốn mà còn giúp đỡ nhau trong những yếu tố khác. Nên một chủ doanh nghiệp có sự nhạy bén với những mối quan hệ xung quanh mình sẽ chính là người kêu gọi được vốn mạnh mẽ nhất, tận dụng yếu tố nguồn lực tốt nhất cho doanh nghiệp mình.
Một ý tưởng kinh doanh của bạn, thì chắc chắn những người đầu tiên ủng hộ là người thân cận với bạn nhất, đó là bố mẹ, anh chị,…và sẵn sàng ủng hộ về mặt kinh tế cho bạn khởi nghiệp. vì thế đừng nên bỏ qua những nguồn lực gần gũi này.
1.3. Lựa lúc để vay vốn
Không phải lúc nào chúng ta cũng nên đi thẳng vào vấn đề và không phải với ai bạn cũng nên đề cập được đến vấn đề vay vốn, nếu không bạn sẽ công công đi về mà không đạt được mục đích.
Cần tìm được lúc thích hợp nhất, một người đồng quan điểm, chí hướng, hiểu được ý tưởng kinh doanh của bạn để vay vốn. Dĩ nhiên phần nhiều sẽ phụ thuộc cả vào việc bạn thuyết phục người đó như thế nào.
Bạn nên nhớ là một người mới bắt đầu kinh doanh thì nhân lực, vật lực và tài lực đều cần thiết, nên có được yếu tố nào trong đó đều đáng quý. Và hãy nhớ, đôi lúc những lần đi vòng để nắm được tâm lý người đối diện mình lại giúp bạn đạt được mục đích.
1.4. Tính toán kỹ trước khi vay
Vốn không tự nhiên mà sinh lời, không tự nhiên mà mất đi, là do ở cách tính toán của chính bạn. Nên trước khi vay ai đó, hãy lượng đến khả năng hoàn vốn cũng như phương thức sử dụng vốn để đạt được hiệu quả cao nhất.
Không phải cứ vay được càng nhiều thì càng thành công, bởi một người có thể có được rất nhiều vốn nhưng mãi vẫn không sinh lời và ngược lại, đôi khi nắm trong tay ít vốn nhưng lại mang đến những khoản lợi khổng lồ. Đừng để đến kỳ hạn trả nợ bạn lại phải thảng thốt khi số tiền vốn và lãi đập vào mắt mình.
Vì thế nên đừng bao giờ xem nhẹ công đoạn hoạch định kế hoạch kinh doanh và sử dụng vốn cho chính doanh nghiệp của mình, nếu như không muốn bị nhấn chìm ngay trong số vốn đó.
1.5. Đừng để vốn nằm im
Lúc vay vốn, hãy chắc chắn rằng nó đồng thời với lúc bạn sẽ thực hiện những kế hoạch chiến lược kinh doanh của mình để nguồn vốn đó di chuyển và sinh lời cho doanh nghiệp. môi trường kinh doanh không chừa chỗ cho người đi chậm, nên hãy dùng ngay số vốn đó áp dụng vào một kế hoạch có sẵn, từ nhân lực, loại hình dịch vụ, chi phí đi kèm….để có thể tận dụng tốt nhất số vốn bạn có.
1.6. Hãy nghĩ đến những phương thức sinh vốn khác
Phạm trù này sẽ cũng chỉ bó gọn trong hai khía cạnh chính nhất, là tận dụng chính mình và tận dụng các mối quan hệ.Để có vốn, bạn có thể dùng chính sức lực, trí tuệ, thời gian của mình để lao động, kiếm tiền và tích lũy nó lại làm nên vốn để kinh doanh.
Tận dụng nguồn lực xung quanh có thể liệt kê cụ thể ra như việc đơn giản nhất là bạn mua hàng của một ai đó và tiến hành bán lại cho một bên khác, thu chênh lệch. Hoặc bạn có thể tiến hành làm đại lý của một nhãn hàng nào đó, như vậy dĩ nhiên bạn sẽ không phải huy động vốn ngay mà sau một khoảng thời gian nhất định mới phải thanh toán, thời gian trống đó là lúc bạn bán hàng thu lời cho mình.
Đóng vai trò là một bên môi giới hay viết thư chào hàng, cũng sẽ mang đến cho bạn % hoa hồng mà không cần bỏ vốn. Và dĩ nhiên một cá nhân nhạy bén, có đủ khả năng thuyết phục với những ý tưởng kinh doanh của mình, họ còn có khả năng thu hút được vốn đầu tư nước ngoài vào với doanh nghiệp của mình.
Nói tóm lại, cho dù kinh doanh bất cứ một lĩnh vực sản phẩm, dịch vụ nào, thì mục tiêu cao nhất và cần đạt chính là lợi nhuận, mà muốn có được điều đó thì cần đến nghệ thuật về vốn.Những chia sẻ này là kinh nghiệm thực tế trong nhiều năm như: tư vấn vay vốn ngân hang v.v… và hoạt động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của bản thân, chắc chắn sẽ rất hữu ích cho những ai đang bắt đầu con đường kinh doanh của mình và đang đau đầu vì vấn đề vốn.
Bạn có muốn "cứu cánh" cho doanh nghiệp/hộ kinh doanh khỏi tình trạng "đuối" dòng tiền?
Bạn có đang:
-
Luôn trong tình trạng kiệt sức vì phải tự tay quán xuyến mọi hoạt động thu chi của doanh nghiệp/hộ kinh doanh, loay hoay với hàng tá các khoản phải thu, phải trả?
-
Chứng kiến doanh nghiệp/hộ kinh doanh của mình "dậm chân tại chỗ", bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh tiềm năng chỉ vì thiếu hụt vốn?
-
Trăn trở, lo lắng vì tình hình kinh doanh bấp bênh do chưa thể kiểm soát hiệu quả dòng tiền?
Nếu câu trả lời là CÓ, bạn không đơn độc! Rất nhiều chủ doanh nghiệp/hộ kinh doanh, nhà quản lý cũng đang đối mặt với những vấn đề nan giải tương tự. Họ chưa nhận ra rằng, quản lý dòng tiền kém hiệu quả chính là nguyên nhân khiến doanh nghiệp/hộ kinh doanh rơi vào vòng luẩn quẩn, khó khăn chồng chất khó khăn!
Vậy đâu là giải pháp giúp bạn "gỡ rối" bài toán quản lý dòng tiền, "hô biến" dòng tiền trở thành "vũ khí lợi hại" giúp doanh nghiệp/hộ kinh doanh bứt phá?
Khóa học "Nắm vững từ A-Z về Dòng tiền và cách Quản lý Dòng tiền cho người làm kinh doanh: Dòng tiền chính là "dòng máu nóng" nuôi doanh nghiệp phát triển bền vững" của Học viện Doanh nhân sẽ "mách nước" cho bạn những bí quyết quản lý dòng tiền hiệu quả nhất, "cứu cánh" cho doanh nghiệp/người làm kinh doanh thoát khỏi tình trạng "đuối" dòng tiền!
Bạn sẽ học được gì
- Nắm vững kiến thức nền tảng về dòng tiền: Hiểu rõ khái niệm dòng tiền, phân biệt dòng tiền với doanh thu và lợi nhuận, cũng như tầm quan trọng của quản lý dòng tiền hiệu quả.
-
Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp/hộ kinh doanh: Đọc hiểu báo cáo lưu chuyển tiền tệ, phân tích mối liên hệ giữa các báo cáo tài chính, từ đó đánh giá chính xác sức khỏe tài chính của doanh nghiệp/hộ kinh doanh.
-
Lập kế hoạch dòng tiền hiệu quả: Áp dụng 6 bước quản lý dòng tiền được thiết kế bài bản, phù hợp với nhiều mô hình kinh doanh khác nhau.
-
Tự tin đưa ra quyết định tài chính: Sử dụng thành thạo 8 phương pháp quản lý dòng tiền hiệu quả, tối ưu hóa dòng tiền vào và kiểm soát chặt chẽ dòng tiền ra.
-
Gia tăng dòng tiền, tối đa hóa lợi nhuận: Áp dụng 22 “tuyệt kỹ” được chia sẻ trong khóa học, giúp doanh nghiệp/hộ kinh doanh thoát khỏi tình trạng thua lỗ, gia tăng lợi nhuận và tạo dựng nền tảng tài chính vững mạnh.
-
Phòng ngừa rủi ro tài chính: Nhận diện các vấn đề tiềm ẩn về dòng tiền, chủ động xây dựng kế hoạch dự phòng, hạn chế tối đa thiệt hại do rủi ro tài chính gây ra.
-
Cải thiện uy tín doanh nghiệp: Duy trì dòng tiền ổn định giúp doanh nghiệp đảm bảo khả năng thanh toán đúng hạn, từ đó nâng cao uy tín với nhà cung cấp, đối tác và các tổ chức tín dụng.
-
Thực hành lập kế hoạch dòng tiền thực tế: Vận dụng kiến thức đã học vào việc xây dựng kế hoạch dòng tiền cho doanh nghiệp/hộ kinh doanh của bản thân thông qua các bài tập thực hành và mẫu kế hoạch có sẵn.
-
Tự tin hơn trong việc quản lý tài chính: Trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết để quản lý tài chính cá nhân và doanh nghiệp/hộ kinh doanh một cách hiệu quả.
2. Vòng quay vốn lưu động là gì?
Vòng quay vốn lưu động là số ngày hoàn thành một chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ như một doanh nghiệp tạo ra một sản phẩm mới, sau đó bán ra và thu tiền về để tiếp tục quá trình sản xuất. Một quá trình như vậy chính là một chu kỳ kinh doanh hay chính là vòng quay vốn lưu động.
Chỉ số vòng quay vốn lưu động lớn cho biết tình hình hoạt động của doanh nghiệp là có hiệu quả hay không:
- Chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động càng lớn thì càng cho ta thấy rõ được doanh nghiệp đang hoạt động ổn định và sử dụng vốn hiệu quả cao. Tức là doanh thu thuần đang tăng trưởng và hiệu suất sử dụng vốn lưu động cao. Sự luân chuyển vốn lưu động cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhanh hơn, giúp doanh nghiệp có doanh thu tốt hơn, nhiều tiền hơn.
- Chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động càng thấp càng chứng tỏ doanh thu thuần của doanh nghiệp đang bị giảm hoặc hiệu suất sử dụng vốn lưu động đang bị thấp, tức là sự luân chuyển vốn lưu động cần thiết để phục vụ hoạt động sản bị chậm. Điều này cũng đồng nghĩa với việc doanh thu không tăng trưởng, lợi nhuận ít đi và doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả.
Những sản phẩm có vòng quay vốn lưu động thấp sẽ không hiệu quả và nếu thị trường có biến động mạnh thì nó sẽ không có tính linh hoạt để kịp thay đổi hoặc chuyển hướng sang sản phẩm khác.
Tùy vào từng lĩnh vực hoạt động mà vòng quay vốn lưu động sẽ khác nhau. Thông thường, vòng quay vốn lưu động của doanh nghiệp kinh doanh sẽ cao hơn doanh nghiệp sản xuất. Để ứng dụng được hệ số này một cách hiệu quả, các nhà quản lý nên so sánh với các công ty trong cùng lĩnh vực hoạt động hoặc so sánh với hệ số ngành, từ đó mới đưa ra được nhận định là doanh nghiệp của mình có đang có thế mạnh về vòng quay vốn lưu động hay không.
3. Cách tính vốn lưu động và vòng quay vốn lưu động
Để tính được vốn lưu động và vòng quay vốn lưu động, bạn áp dụng công thức sau:
Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn
Trong đó:
-
Tài sản ngắn hạn: Là những tài sản như tiền tệ, hàng hoá,…thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp có thời gian luân chuyển ngắn và được sử dụng để quy đổi ra tiền mặt trong thời gian 12 tháng.
-
Nợ ngắn hạn: Là tất cả những khoản chi phí như nợ, chi phí ngắn hạn,….mà doanh nghiệp cần phải thanh toán trong vòng 12 tháng
Vốn lưu động bình quân = Tổng vốn lưu động trong một năm/ 12
Trong đó, vốn lưu động trong một năm chính được tính bằng tổng vốn của tháng 1 đến tháng 12 cộng lại
Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần/ Vốn lưu động bình quân
Trong đó, doanh thu thuần là doanh thu còn lại sau bán hàng hóa hay chính là tổng doanh thu của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi toàn bộ chi phí giảm, thuế, chiết khấu, hàng bị trả lại…
Bạn có đang loay hoay với bài toán tài chính doanh nghiệp? Bạn muốn nắm vững dòng tiền, tối ưu lợi nhuận và xây dựng nền tảng tài chính vững chắc?
Combo khóa học "Quản lý Tài chính Toàn diện" sẽ trang bị cho bạn kiến thức và kỹ năng từ A-Z về dòng tiền, điểm hòa vốn và tài chính cá nhân, giúp bạn tự tin "chèo lái" doanh nghiệp vượt qua mọi thách thức!
Bạn sẽ học được:
-
Kiến thức nền tảng về tài chính: Nắm vững các khái niệm quan trọng về dòng tiền, doanh thu, lợi nhuận, điểm hòa vốn, thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư.
-
Kỹ năng quản lý tài chính doanh nghiệp: Lập kế hoạch dòng tiền, phân tích báo cáo tài chính, tính toán điểm hòa vốn, định giá sản phẩm, tối ưu chi phí, quản lý rủi ro tài chính.
-
Kỹ năng quản lý tài chính cá nhân: Lập ngân sách cá nhân, kiểm soát chi tiêu, tiết kiệm hiệu quả, đầu tư thông minh, xây dựng lộ trình đạt tự do tài chính.
- Thực hành và ứng dụng: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế thông qua các bài tập, case study và mẫu tài liệu.
Điểm nổi bật của combo khóa học:
-
Tập trung vào giải pháp thực tiễn: Cung cấp kiến thức, công cụ, Case study & ví dụ thực tế dễ áp dụng.
-
Hỗ trợ học viên xây dựng chiến lược toàn diện: Hướng dẫn học viên từng bước phát triển kỹ năng quản lý tài chính cá nhân và doanh nghiệp.
-
Cập nhật xu hướng mới nhất: Chia sẻ những xu hướng kinh doanh, tài chính mới nhất.
- Bài tập thực hành & Mẫu tài liệu: Giúp học viên dễ dàng áp dụng kiến thức vào thực tế.
4. Cách quản lý vòng quay vốn lưu động hiệu quả cho doanh nghiệp
Để thúc đẩy sự tăng trưởng của doanh nghiệp, các nhà quản lý cần phải tự mình làm chủ được nguồn vốn lưu động. Dưới đây là một số cách để doanh nghiệp quản lý tốt vòng quay vốn lưu động.
4.1. Quản lý tiền mặt
Bạn cần xác định được chính xác số tiền mặt hiện có của doanh nghiệp là bao nhiêu. Trong khoản tiền này, bạn đang sử dụng tất cả hay chỉ một phần để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Nắm được tình hình nguồn tiền mặt sẽ giúp bạn kiểm soát và có kế hoạch sử dụng tiền một cách hiệu quả.
4.2. Quản lý hàng tồn kho
Hàng tồn kho càng nhiều thì việc thu hồi vốn càng chậm. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp. Để giải quyết vấn đề này, bạn cần nắm được nhu cầu hàng hoá của thị trường, tránh sản xuất tràn lan để tránh bị tồn kho quá nhiều.
4.3. Quản lý nợ tồn đọng
Bộ phận công nợ của công ty sẽ chịu trách nhiệm trong việc quản lý nợ tồn đọng và khoản nợ này có ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình quản lý vốn lưu động. Việc thu hồi công nợ tốt sẽ giúp doanh nghiệp có nhiều tiền mặt hơn để bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh hiện có.
4.4. Xây dựng vòng đệm vốn vào ngân sách
Doanh nghiệp càng phát triển thì yêu cầu về vốn lưu động càng tăng. Do đó, bạn cần phải bỏ ra một khoản vốn lớn hơn để duy trì và mở rộng hoạt động của doanh nghiệp. Vậy nên, bạn hãy chia nhỏ nguồn vốn của doanh nghiệp thành các mục riêng trong tài khoản ngân hàng để có thể quản lý dòng tiền hợp lý hơn. Đây chính là cách xây dựng vòng đệm vốn. Các quỹ nhỏ này thường tồn tại dưới hình thức nợ mạo hiểm dài hạn hoặc tăng vốn cổ phần.
4.5. Bao thanh toán các khoản phải thu
Bao thanh toán các khoản phải thu tức là bán các khoản phải thu của doanh nghiệp cho ngân hàng hoặc các nhà cung cấp dịch vụ tài chính khác. Cách này được sử dụng với mục đích là tăng dòng tiền cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, phí của việc bao thanh toán sẽ thêm khoảng 2% mỗi tháng cộng với phí. Do đó, bạn nên cân nhắc trước khi sử dụng dịch vụ này.
Đảm bảo hạn mức tín dụng: Với hạn mức tín dụng, các doanh nghiệp sẽ có một vùng đệm vốn để đảm bảo vòng quay vốn lưu động. Bạn có thể rút vốn để thanh toán cho các hoạt động kinh doanh thông thường khi cần và chỉ thanh toán vốn khi bạn muốn. Đây là một giải pháp tài chính giá cả phải chăng, linh hoạt.
5. Vòng quay vốn lưu động bao nhiêu thì hợp lý
Theo công thức tính vòng quay vốn lưu động thì:
- Tỷ lệ vòng quay vốn nhỏ hơn 1, doanh thu ròng sẽ nhỏ hơn vốn lưu động bình quân. Đây chính là dấu hiệu cảnh báo hoạt động sử dụng vốn của doanh nghiệp đang không hiệu quả.
- Tỷ lệ vòng quay vốn dao động từ 1.5 đến 2 có nghĩa là doanh nghiệp hoạt động đang tốt và có nền tảng tài chính vững chắc.
- Tỷ lệ vòng quay vốn vượt mức 2 chưa chắc đã là tốt. Vòng quay vốn lưu động càng cao càng chứng tỏ công ty chưa sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư đang có để sinh lời.
Qua những chia sẻ về quay vòng vốn là gì và cách quản lý vòng quay vốn lưu động hiệu quả ở trên, hy vọng bạn đã có được những thông tin hữu ích cho doanh nghiệp của mình. Chúc các bạn duy trì được hoạt động của doanh nghiệp mình một cách tốt nhất và ngày càng thành công.
Tổng kết
Xoay chuyển vốn không phải là kỹ năng kỹ thuật, mà là một nghệ thuật quản trị tài chính đòi hỏi sự sáng tạo, linh hoạt và tầm nhìn chiến lược của người khởi nghiệp. Thành công trong kinh doanh không nằm ở số vốn ban đầu mà ở khả năng vận dụng và luân chuyển vốn một cách thông minh, hiệu quả và đột phá. Mỗi đồng vốn đều có thể trở thành nguồn năng lượng sinh sôi nếu được quản trị với tư duy đúng đắn và chiến lược phù hợp.
Trong thế giới kinh doanh, những nhà khởi nghiệp xuất sắc chính là những người biến hạn chế về tài chính thành động lực để sáng tạo và phát triển. Cuối cùng, nghệ thuật xoay chuyển vốn chính là khả năng biến những nguồn lực hữu hạn thành những cơ hội vô hạn, nơi mà trí tuệ và đam mê sẽ luôn vượt trội hơn số vốn ban đầu.