Chuyện gà quay không tăng giá suốt 10 năm và nghệ thuật bán hàng đỉnh cao của một siêu thị Mỹ khi lạm phát cao nhất 40 năm
Trong thời buổi cái gì cũng tăng giá, bán lỗ cũng có thể là một chiến lược để sống sót.
Bộ lao động Mỹ cho biết lạm phát của nước này đạt tới 8,5% trong tháng 3/2022, mức cao nhất 40 năm. Con số này là 8,3% trong tháng 4/2022 và là tháng thứ 2 liên tiếp vượt mức 8%.
Theo hãng tin CNN, giá cả hàng hóa tại các siêu thị, từ thực phẩm cho đến đồ tiêu dùng đều tăng giá chưa từng có trong hàng chục năm qua. Thế nhưng, mặt hàng gà quay tại siêu thị lại vẫn giữ giá, vậy điều gì đang diễn ra?
Trên thực tế, giá gà tại Mỹ đã tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước, nhưng gà quay tại các chuỗi siêu thị như Costco và Wholesale Club vẫn được giữ ở mức 4,99 USD. Thậm chí ở Sam’s Club, giá gà quay còn thấp hơn 1 penny. Tại Meijer, chúng được bán với giá 5,99 USD còn tại Giant Eagle là 6,99 USD. Con số này là 7,39 USD lại Publix.
Lỗ để câu khách
Gà quay được đánh giá là mặt hàng thơm ngon, tạo sự chú ý nhờ sức hút về mùi lẫn hình ảnh, đồng thời là một trong những sản phẩm chính kéo khách hàng đến siêu thị. Thông thường mọi người đến mua gà sẽ đi dạo vòng quanh và mua nhiều thứ hơn chỉ là 1 con gà. Bởi vậy nếu giá gà rẻ, thơm ngon hấp dẫn để hút khách hàng thì họ có thể bán thêm nhiều thứ khác nữa.
Bởi vậy, các siêu thị sẵn sàng bán gà quay với giá cạnh tranh, thậm chí chấp nhận lỗ dù chi phí sản xuất tăng để giữ giá. Đây là chiến thuật chấp nhận lỗ để câu khách (Loss Leader) khi siêu thị có thể bù đắp bằng cách tăng giá những mặt hàng khác.
"Một khi khách hàng đã đến siêu thị thì họ thường chất đầy rỏ mua hàng của mình và giúp người bán có lợi nhuận cao hơn", Phó giáo sư Ernest Baskin tại khoa tiếp thị thực phẩm Đại học Saint Joseph nói.
Tại Costco, giá gà quay đã ở mức 4,99 USD trong hơn 10 năm. Chuỗi siêu thị này đã bán được hơn 106 triệu con gà quay trong năm 2021. Các quầy hàng gà quay của họ luôn nằm trong góc, qua đó khiến khách hàng phải dạo quanh những gian hàng khác và chất đầy rỏ trước khi mua được con gà cho bữa ăn.
Bên cạnh đó, gà quay thường được người tiêu dùng chú ý do chúng là một trong những mặt hàng thực phẩm được tiêu thụ rộng rãi. Bởi vậy người dân sẽ chú ý rất sát những mặt hàng này, tương tự như giá của 1 gallon sữa, một vỉ trứng...
Do đó việc tăng giá gà quay vô hình chung sẽ tạo nên ấn tượng với khách hàng rằng giá mặt bằng chung của siêu thị đi lên, tạo nên hệ lụy không tốt cho doanh số.
Đồng quan điểm, CEO Bob Eddy của BJ cho biết dù chi phí sản xuất gà quay tăng lên nhưng chuỗi siêu thị này vẫn giữ giá vì nó đem lại "ý nghĩa to lớn".
"Chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư vào những giá trị chiến lược mà ví dụ điển hình là món gà quay", CEO Eddy nhận định.
Tương tự, người phát ngôn của chuỗi Costco cũng cho biết món gà quay đóng vai trò vô cùng quan trọng cho bữa ăn và họ coi việc giữ giá sẽ đóng góp giá trị to lớn cho xã hội.
Câu chuyện trên là minh chứng rõ nhất cho nghệ thuật kinh doanh vượt trội. Hành động này không chỉ đơn thuần là một chiến lược giữ giá, mà còn là phản ánh lên tầm nhìn dài hạn và khả năng thấu hiếu tâm lý người tiêu dùng. Gà quay - được coi như một biểu tượng giá trị giúp khách hàng cảm nhận được sự trung thành từ thương hiệu, ngay cả trong thời điểm khó khăn. Để duy trì mức giá này siêu thị đã bù đắp bằng các chiến lược như tối ưu hóa chuỗi cung ứng, cắt giảm chi phí ở các sản phẩm khác, hoặc chấp nhận giảm lợi nhuận ở một danh mục để thu hút và giữ chân khách hàng trung thành.
Tổng kết
Nghệ thuật bán hàng này không chỉ là bài học về quản lý giá cả, mà còn là minh họa rõ nét về việc xây dựng lòng tin và coi trọng thượng hiệu. Trong bối cảnh lam phát, hành động giữ giá không chỉ là một chiến lược kinh doanh mà còn thể hiện sự đồng cảm với người tiêu dùng củng cố vị trí vững chắc của siêu thị trên thị trường. Câu chuyện này cho thấy sự sáng tạo và kiên dịnh trong kinh doanh có thể giúp doanh nghiệp vượt qua thách thức kinh tế, đồng thời xây dựng được mối quan hệ sâu sắc, bền vững với khách hàng
Nội dung: Tổng hợp và biên soạn