Cách tính Điểm hòa vốn đơn giản, dễ hiểu: Kiến thức quan trọng hàng đầu trong kinh doanh, ai không nắm rõ thì sớm muộn cũng "Tán gia bại sản"
Có thể nói, “Điểm hòa vốn” là một thuật ngữ phổ biến, được sử dụng nhiều trong kinh doanh để phân tích, đồng thời để đánh giá tiềm năng phát triển của một doanh nghiệp. Sau đây là những thông tin đầy đủ về điểm hòa vốn để các bạn hiểu được khái niệm và cách tính điểm hòa vốn trong kinh doanh.
Khi mở tiệm, cửa hàng kinh doanh mà bạn không nắm rõ điểm hòa vốn để có kế hoạch, mục tiêu tháng, ngày thì xem như bạn giống như một người nhảy xuống hồ nước bơi mà không biết điểm đến ở đâu. Hôm nay, Học viện Doanh nhân chia sẻ các bạn xác định điểm hòa vốn cho kinh doanh dịch vụ theo cách tính đơn giản nhất mà bạn không cần phải là chuyên gia tài chính.
Trước tiên bạn cần có chính xác 3 số liệu gồm: Định phí, biến phí, lợi nhuận trên 1 đơn vị sản phẩm hay dịch vụ.
1. Định phí hàng tháng
Định phí hay còn gọi là chi phí cố định (Fixed cost, ký hiệu: FC) là những khoản chi phí sẽ không thay đổi theo mức độ hoạt động của doanh nghiệp.
Định phí thường là những khoản chi phí đầu tư cho cơ sở cấu trúc hạ tầng để tạo ra năng lực sản xuất kinh doanh như: khấu hao tài sản cố định, chi phí thuê tài sản, tiền lương nhan viên và cán bộ quản lý, chi phí nghiên cứu và đào tạo, thiết bị máy móc, các khoản bảo hiểm chống cháy, chống trộm.
Ví dụ như: Thuê mặt bằng, lương nhân viên, điện nước, thuê kho bãi, thuê xe, dịch vụ bảo vệ, rác, PCCC, bảo kê …
2. Biến phí hàng tháng
Biến phí hay còn gọi là chi phí biến đổi (Variable charges) là những khoản chi phí sẽ thay đổi khi hoạt động kinh doanh thay đổi. Biến phí bao gồm: Nguyên vật liệu sản xuất, một số khoản chi phí sản xuất như chi phí điện nước, sửa chữa máy móc, bao bì đóng gói, chi phí hoa hồng…
Có thể chia biến phí thành hai loại:
- Biến phí tỷ lệ: Là loại biến phí tỷ lệ thuận với mức độ của hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Biến phí cấp bậc: Là biến phí chỉ thay đổi khi mức độ hoạt động của doanh nghiệp thay đổi một cách rõ ràng, vượt qua một giới hạn nhất định.
Nói chung biến phí này bạn có thể chủ động thay đổi hàng tháng, ngược lại Định phí bạn không thể thay đổi. Bạn có thể gộp chung 2 cái này nếu biến phí hàng tháng của bạn duy trì ổn định.
3. Lợi nhuận trên một dịch vụ
Lợi nhuận trên 1 dịch vụ = Giá bán - Giá gốc (chi phí sản phẩm dịch vụ) - Hoa hồng nhân viên (nếu có)
Sau khi có 3 thông số này bạn chỉ cần làm theo công thức sau:
Điểm hòa vốn = (Định phí + Biến ph. 1) / Lợi nhuận trên 1 dịch vụ
Ví dụ: 1 Spa thực hiện nhiều gói sản phẩm khác nhau, tỷ lệ bán ra các sản phẩm này cũng tương đương nhau.
1. Lợi nhuận trung bình là 500.000 đồng/gói dịch vụ (Giá cốt là 200k, giá bán 700k)
2. Định phí là 64.000.000
3. Biến phí 38.000.000
Vậy điểm hòa vốn = 64.000.000 + 38.000.000/500.000 = 204
Vậy mỗi tháng bạn phải bán ra được 204 gói dịch vụ. Trung bình 1 ngày bạn phải bán là 204/30 = 6,8 dịch vụ (làm tròn 7 gói dịch vụ). Bạn hãy làm phép tính lại thử xem đúng không nhé.
(1) Doanh thu 204 gói DV x 700.000 = 142.800.000 đồng
(2) Định phí: 64.000.000
(3) Biến phí: 38.000.000
(4) Giá gốc SPDV: 204 x 200.000 = 40.800.000
(5) Điểm hòa vốn = (1) - (2) - (3) - (4) = 142,8 tr - 64 tr - 38 tr - 40,8 tr = 0
Vậy cứ mỗi ngày mà bạn kinh doanh không bán ra được 6,8 gói dịch vụ này xem như bạn ăn không ngon ngủ không yên rồi. Nếu biết cách tính này bạn có thể biết được khả năng lãi hay lỗ trong từng ngày chứ không nhất thiết đến cuối tháng mới biết lời lỗ. Từ điều này bạn sẽ có kế hoạch thay đổi chiến lược tốt hơn.
Bạn có thể từ điểm hòa vốn này mà thiết lập mục tiêu lợi nhuận mong muốn hàng tháng là bao nhiêu. Ví dụ trường hợp trên bạn muốn 1 tháng lãi 50 triệu thì công thức như sau:
Số dịch vụ mục tiêu = (Định phí + Biến phí + 50 triệu)/500.000 = 304. Vậy mỗi tháng bạn phải bán ra 304 gói dịch vụ tương đương 1 ngày phải bán ra 10,1 gói. Nếu thấp hơn số này xem như không đạt chỉ tiêu, vượt số này xem như lãi vượt mong đợi
Sẽ có nhiều ngành kinh doanh khác nhau và tỷ lệ lợi nhuận hoa hồng khác nhau. Trên đây chỉ là 1 ví dụ cơ bản của 1 gói dịch vụ hay 1 sản phẩm cụ thể. Nếu có quá nhiều thì cứ tính mức trung bình lợi nhuận. Nếu bạn là cửa hàng tiện ích hay tạp hóa thì bạn có thể tính LN là tỷ lệ trung bình % trên sp.
Ngoài ra từ cách tính điểm hòa vốn, các bạn có thể tính đến việc tuyển dụng bao nhiêu nhân viên sales và chỉ tiêu giao cho họ là bao nhiêu .
Tổng kết
Vốn, như mạch máu chảy trong huyết quản của doanh nghiệp, là yếu tố sống còn cho sự tồn tại và phát triển. Nhưng không chỉ đơn thuần là dòng tiền, vốn còn là tập hợp của muôn vàn nguồn lực: từ tài chính, con người, công nghệ, cho đến uy tín và thương hiệu được dày công vun đắp. Mỗi nguồn lực đều đóng vai trò then chốt, góp phần tạo nên sức mạnh tổng thể cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, việc sở hữu nguồn vốn dồi dào không đồng nghĩa với thành công. Quản lý, sử dụng và phát triển nguồn vốn một cách hiệu quả mới chính là chìa khóa mở ra cánh cửa thịnh vượng. Chiến lược tài chính thông minh, tầm nhìn xa trông rộng, tinh thần đổi mới sáng tạo, và tinh thần cầu thị học hỏi không ngừng chính là những yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp tối ưu hóa nguồn vốn, biến nó thành đòn bẩy, tạo đà cho những cú bứt phá ngoạn mục trên hành trình chinh phục thị trường. Bởi lẽ, trong thế giới kinh doanh đầy biến động, chỉ những doanh nghiệp biết cách “vun trồng” và “gieo hạt” từ nguồn vốn của mình mới có thể gặt hái những “trái ngọt” thành công bền vững.
Nội dung: Tổng hợp và biên soạn