9 Bài học từ triết lý kinh doanh bậc thầy của người bán cháo: Dân kinh doanh không nên bỏ qua
Nguồn: Internet
Người Hoa luôn có những triết lý sống giúp họ trở nên thành công. Hãy đọc câu chuyện sau đây để tìm hiểu lí do tại sao họ lại thành công nhé !
Người Hoa luôn có một số đức tính như rất siêng năng và giữ chữ tín trong kinh doanh, hầu như hiếm khi xảy ra chuyện thất tín hay mua gian bán lận. Khi buôn bán với người Việt hoặc người nước ngoài, người Hoa cũng không lợi dụng sự bất đồng ngôn ngữ để bán giá khác cho khách. Họ cũng ít khi se sua chưng diện vẻ bề ngoài xe xịn, điện thoại xịn. Nhiều ông già người Hoa ngồi uống cà phê quán cóc cũng có thể là xì thẩu (ông chủ) lớn.
Câu chuyện của một phóng viên nọ đến phỏng vấn một ông chủ tiệm cháo người Hoa trong một cuộc khảo sát về mô hình kinh doanh.
Phóng viên: Thưa ông trước khi bán cháo ông làm gì?
Chủ tiệm: Ngộ bưng cháo cho cha ngộ bán.
Phóng viên: Vậy cửa hàng này có bao nhiêu năm?
Chủ tiệm: Không có năm, chỉ có đời. Mấy đời lận. Bà cố ngộ bán cháo. Ông nội ngộ bán cháo. Cha ngộ bán cháo. Ngộ bán cháo. Con trai ngộ…
Phóng viên: Trời ơi! Không có gì khác ư?
Chủ tiệm: Khác chớ, ngày trước có một cửa hàng ở Quảng Châu, bây giờ có hai cái ở Sài Gòn, ba cái ở Hoa Kỳ, bốn cái ở Úc.
Phóng viên: Người ta thành công thì sẽ cho con cái làm Giám đốc, còn ông?
Chủ tiệm: Ngộ có thành thì vẫn cho con làm chủ cửa hàng.
Phóng viên: Ông không muốn chúng đi học sao?
Chủ tiệm: Muốn nhiều, con ngộ một đứa có bằng Thạc sĩ kinh doanh cháo, đứa khác vừa bảo vệ luận án Tiến sĩ cơm
Phóng viên: Ở trong bếp à?
Chủ tiệm: Ở Đại học Havard, Mỹ.
Phóng viên: Học xong chúng nó về đâu? Thành ông gì?
Chủ tiệm: Về nhà này, thành người rửa bát cho “papa” chúng.
Phóng viên: Ông gọi khách hàng là vua hay thượng đế?
Chủ tiệm: Gọi không quan trọng. Quan trọng là đối xử thế nào?
Phóng viên: Truyền thuyết kể lại rằng nhiều tỷ phú người Hoa đi lên từ một thùng đậu phụng rang, đúng không?
Chủ tịch: Không, những ngày đầu tiên làm sao có tới cả thùng, chỉ vài trăm hột thôi.
Phóng viên: Có tiền mà ông mặc bộ đồ vải thô thế này à?
Chủ tiệm: Dạ, người vô đây chủ yếu là người bình dân. Họ sẽ còn vô nếu thấy chủ tiệm cũng giống như họ.
Phóng viên: Lý do gì khiến người Hoa hay chọn kinh doanh ăn uống?
Chủ tiệm: Thưa, đơn giản vì kinh doanh đó phục vụ cái bụng con người. Nếu phục vụ cái đầu sẽ phát sinh nhiều rắc rối lắm.
Phóng viên: Ông bán cháo tim gan mà sao sáng ra nhà ông ăn toàn cháo trắng với củ cải muối?
Chủ tiệm: Dạ, nếu ngộ cứ ăn cao hơn khả năng của ngộ thì thế nào cũng tới lúc ngộ phải nhảy vào nồi cháo.
Phóng viên: Chắc là ông ít vay vốn ngân hàng?
Chủ tiệm: Nhà băng có tiền, nhưng không bao giờ có cách nấu cháo để mượn cả.
Phóng viên: Bây giờ tôi muốn ăn một tô, nhưng tôi chưa có tiền mai thanh toán được không, thưa ông?
Chủ tiệm: Dạ không phải là ngày mai mà 20 năm sau cũng được.
Phóng viên: Nhưng lúc ấy lãi suất thế nào?
Chủ tiệm: Dạ, lãi là ông luôn nghĩ tới hàng cháo này, đấy mới là lãi to
20 năm sau, Phóng viên quay lại tiệm cháo, gặp ông chủ tiệm lúc này đã trên tuổi 70.
Phóng viên: Chào cụ, tôi đến trả tiền bát cháo 20 năm về trước.Cụ còn nhớ chăng?
Chủ tiệm: Ngộ nhớ. Cám ơn ngài đã quay lại.
Phóng viên: Cụ vẫn nhớ thật sao?
Chủ tiệm: Làm cho khách nhớ mình đã khó, mình phải nhớ khách bội phần khó hơn. Nhưng bản tiệm làm được điều đó.
Phóng viên: Tiệm của cụ vẫn không có gì thay đổi.
Chủ tiệm: Không có gì thay đổi.
Phóng viên: Các tiệm khác ở Mỹ, ở Úc...vẫn không thay đổi chứ.
Chủ tiệm: Nếu còn thì cũng không thay đổi.
Phóng viên: Không còn sao?
Chủ tiệm: Không còn.
20 năm sau, Phóng viên quay lại tiệm cháo, gặp ông chủ tiệm lúc này đã trên tuổi 70.
Phóng viên: Chào cụ, tôi đến trả tiền bát cháo 20 năm về trước.Cụ còn nhớ chăng?
Chủ tiệm: Ngộ nhớ. Cám ơn ngài đã quay lại.
Phóng viên: Cụ vẫn nhớ thật sao?
Chủ tiệm: Làm cho khách nhớ mình đã khó, mình phải nhớ khách bội phần khó hơn. Nhưng bản tiệm làm được điều đó.
Phóng viên: Tiệm của cụ vẫn không có gì thay đổi.
Chủ tiệm: Không có gì thay đổi.
Phóng viên: Các tiệm khác ở Mỹ, ở Úc...vẫn không thay đổi chứ.
Chủ tiệm: Nếu còn thì cũng không thay đổi.
Phóng viên: Không còn sao?
Chủ tiệm: Không còn.
Phóng viên: Sao vậy?
Chủ tiệm: Không có ai trong nhà này nấu cháo ở những nơi đó nữa.
Phóng viên: Các con cụ đâu?
Chủ tiệm: Ngộ yếu rồi, các con ngộ phải về đây nấu thay ngộ.
Phóng viên: Cụ từng nói: cụ của cụ nấu cháo, ông của cụ nấu cháo, cha của cụ nấu cháo, cụ nấu cháo, con cụ làm tiến sỹ cũng nấu cháo, vậy các cháu cụ...
Chủ tiệm: Cụ của ngộ nấu cháo, ông của ngộ nấu cháo, cha của ngộ nấu cháo, ngộ nấu cháo, con ngộ làm tiến sỹ cũng nấu cháo, các cháu ngộ không nấu cháo nữa.
Phóng viên: Ô! Sao vậy? Các cháu cụ làm gì khác ư?
Chủ tiệm: Chúng thành lập tập đoàn và thuê người nấu cháo.
Chúng sản xuất cháo hàng loạt, cháo ăn liền.Chúng có 20 chủng, 80 loại, trên 100 nhãn hiệu. Một đứa phụ trách một loạt các nhà máy sơ chế nguyên liệu, một đứa phụ trách hàng loạt nhà máy bao bì, một đứa chuyên thành phẩm, một đứa chuyên phụ gia, một đứa chuyên Truyền thông, một đứa chuyên phân phối sản phẩm trên toàn Thế Giới, một đứa chuyên phân phối đến các vùng sâu vùng xa như cho các khu dân cư mới trên mặt trăng, các trạm vũ trụ có người ở...
Phóng viên: Nhưng trước đây cụ nói...
Chủ tiệm: Cụ của ngộ nấu cháo, ông của ngộ nấu cháo, cha của ngộ nấu cháo, ngộ nấu cháo, con ngộ làm tiến sỹ cũng nấu cháo. Mỗi bát cháo nấu mất nửa giờ, lãi 1 đô. Các cháu ngộ chúng nó nói chúng cũng nấu cháo. Chúng nó "nấu cháo điện thoại", mỗi lần nấu mất 1 giờ, lãi tỉ đô.
Phóng viên: Vậy bây giờ cụ có thèm lấy tiền bát cháo 20 năm trước của tôi không?
Chủ tiệm: Đội ơn Ngài, ngộ vẫn xin nhận. Cháu ngộ có cách kiếm tiền của cháu ngộ. Ngộ và các con ngộ vẫn giữ cách kiếm tiền của ngộ và các con ngộ.
Qua ý nghĩa câu chuyện trên chúng ta có thể đúc kết ra được 9 bài học
1. Muốn làm gì thì phải bắt đầu từ cái nhỏ nhất.
2. Muốn đi khắp 5 châu thì phải làm tốt từ 1 nơi.
3. Không ai thành công mà không học nhiều hiểu rộng.
4. Đứng vào vị trí khách hàng để hiểu tâm lý họ đang gặp là gì.
5. Đừng chạy theo nhu cầu của của đời hãy tập trung vào khả năng của chính mình.
6. Chức danh không có nghĩa lý gì cả, cái mà bạn làm được sẽ cho biết bạn là ai.
7. Có tiền chưa chắc thành công, có trí tuệ mới thành công.
8. Người ta có thể cho ta cá, nhưng không ai cho cần câu, ta phải tự kiếm.
9. Cách giữ khách là làm cho họ tin rằng mình tin tưởng họ tuyệt đối.
Tổng kết
Những bài học kinh doanh từ những gian hàng bình dị không hề đơn giản, mà chứa đựng những triết lý sâu sắc về sự thành công trong kinh doanh. Người bán cháo chính là minh chứng sống động cho việc làm kinh doanh không phải là về quy mô hay công nghệ, mà là về sự tận tâm, chất lượng và tinh thần phục vụ khách hàng. Mỗi tô cháo không chỉ là một sản phẩm mà còn là câu chuyện về đam mê, sự chuyên nghiệp và khả năng thấu hiểu nhu cầu của khách hàng.
Trong thế giới kinh doanh luôn biến động, những bài học từ những người làm nghề chân chính chính là kim chỉ nam giúp doanh nghiệp vượt qua mọi thử thách. Cuối cùng, kinh doanh thành công không phải là về việc kiếm nhiều tiền, mà là về việc tạo ra giá trị thực sự và để lại dấu ấn trong lòng khách hàng.
Nội dung: Tổng hợp và biên soạn