Quản lý Tài chính Cá nhân thông minh, hiệu quả với Quy tắc 6 chiếc lọ "Thần thánh": 1 năm tiết kiệm cả Trăm triệu là chuyện nhỏ
Một người thành công và giàu có là người sở hữu kỹ năng quản lý tài chính hợp lý. Lý do phải quản lý tài chính là gì? Làm thế nào để quản lý tài chính hiệu quả hơn? Trong bài viết này, Học viện Doanh nhân sẽ chia sẻ đến các bạn quy tắc 6 chiếc lọ – quy tắc quản lý tài chính cá nhân thông minh.
1. Tại sao phải quản lý tài chính cá nhân?
Với bất kỳ ai, việc quản lý tài chính cá nhân là một điều cực kỳ quan trọng nếu bạn muốn trở nên thành công và giàu có hơn. Trong phần này, Glints sẽ chỉ ra những lý do mà bạn nên bắt đầu việc quản lý tài chính của mình ngay hôm nay.
- Đảm bảo nhu cầu sử dụng tiền
- Quản lý thu nhập một cách dễ dàng hơn
- Đảm bảo ngân sách dự phòng, chi tiêu và để dành
- Gia tăng dòng tiền
- Đảm bảo an toàn tài chính cho gia đình
- Quản lý và hạn chế các khoản nợ xấu
- Đem đến sự hiểu biết về tài chính để phục vụ cho việc gia tăng giá trị tài sản
- Cải thiện mức sống của bạn
2. Quy tắc 6 chiếc lọ là gì?
Bằng cách nào để giúp bạn quản lý tài chính cá nhân thông minh hơn? Tác giả cuốn sách “Bí mật triệu phú”, ông T.Harv Eker đã phát triển một quy tắc giúp mọi người quản lý tiền bạc một cách hiệu quả hơn – quy tắc 6 chiếc lọ.
Quy tắc 6 chiếc lọ được hiểu một cách đơn giản nhất là việc phân chia thu nhập của bạn thành 6 phần đựng trong 6 lọ khác nhau. Mỗi lọ sẽ được sử dụng cho một mục đích riêng.
Cha đẻ của quy tắc này cho biết, bạn bắt đầu với bao nhiêu tiền không quan trọng, mà bạn luôn phải chia tiền vào 6 chiếc lọ tài chính này.
3. Cách quản lý tài chính hiệu quả sử dụng quy tắc 6 chiếc lọ
Dưới đây là 6 cái lọ quản lý tài chính cá nhân mà bạn có thể tham khảo.
Lọ thứ nhất: Chi tiêu cần thiết
Trong lọ này, bạn sẽ lấy 55% thu nhập của mình để cho vào lọ. Phần này sẽ phục vụ cho nhu cầu chi tiêu cần thiết của bạn, chẳng hạn như chi phí sinh hoạt, tiền ăn uống, xăng xe, v.v.
Chiếc lọ đầu tiên sẽ đảm bảo bạn có thể chi trả các khoản chi phí cần thiết thường ngày.
Lọ thứ hai: Tiết kiệm dài hạn
Trong lọ thứ hai, bạn sẽ lấy 10% thu nhập để vào trong lọ. Lọ này sẽ phục vụ cho nhu cầu tiết kiệm dài hạn hay dành cho những khoản chi tiêu lớn như mua nhà, mua xe, v.v.
Để đạt được mục tiêu trên, bạn cần tích lũy tiền đều đặn trong một khoảng thời gian dài. Qua thời gian, khoản tiết kiệm sẽ ngày càng lớn và đến gần với mục tiêu của bạn.
Bên cạnh đó, chiếc lọ này cũng được xem như là một vật phòng thân khi bạn phải chi tiêu các khoản đột xuất.
Lọ thứ ba: Quỹ tự do tài chính
Trong lọ này, bạn sẽ bỏ vào 10% thu nhập của mình để phục vụ cho mục đích tiết kiệm và tự do tài chính trong tương lai.
Bạn nên phân bổ tiền cho các khoản đầu tư có thể tạo ra nguồn thu nhập thụ động, có thể là chứng khoán, đầu tư quỹ, v.v. Khi bạn bỏ tiền vào đây, bạn sẽ không được tiêu với bất kỳ mục đích nào khác.
Nếu đầu tư từ sớm và biết cách sử dụng vốn hiệu quả, bạn sẽ không mấy chốc mà gia tăng giá trị dòng tiền ban đầu lên.
Lọ thứ tư: Hưởng thụ
Bên cạnh việc dành tiền để tiết kiệm và đầu tư, bạn đừng quên để ra một phần thu nhập để phục vụ cho các hoạt động vui chơi, giải trí. Trong lọ này, bạn hãy bỏ vào đó 10% thu nhập của mình.
Để đạt được mục tiêu tự do tài chính, tinh thần của bạn cũng cần được vui vẻ, và thoải mái. Vậy nên, bạn hãy sử dụng chiếc lọ này để thư giãn cho bản thân, đó có thể là một bữa ăn, một chuyến đi du lịch, mua sắm, v.v.
Lọ thứ năm: Học tập
Học tập để nâng cao kiến thức là một mục tiêu hết sức quan trọng giúp bạn nâng cao giá trị thân. Bạn hãy bỏ ra 10% thu nhập để phục vụ cho hoạt động này.
Đầu tư vào bản thân chưa bao giờ là lãng phí. Bởi, tài sản quý giá nhất của bạn là kiến thức và kinh nghiệm.
Những người thành công là những người không ngừng học hỏi và trau dồi kiến thức mới. Vậy nên, bạn hãy sử dụng khoản tiền này một cách hiệu quả để nâng cao trình độ, năng lực của bạn thân.
Lọ thứ sáu: Giúp đỡ người khác
Bạn hãy dành khoảng 5% thu nhập còn lại của mình để làm các công việc từ thiện, giúp đỡ cộng đồng, bạn bè, người than. Khi bạn đã có được sự ổn định về tài chính, đừng ngần ngại giúp đỡ những người khác trên hành trình của họ.
Nếu có nhiều thứ cần phải chi hơn hay chưa ổn định về tài chính, bạn có thể giảm tỷ lệ này xuống nhưng hãy luôn trích ra một phần nhỏ để giúp đỡ người khác nhé.
Bạn có bao giờ:
- Cảm thấy "cháy túi" vào mỗi cuối tháng dù thu nhập không hề thấp?
- Đã cố gắng tiết kiệm nhưng tiền vẫn "không cánh mà bay"?
- Lo lắng về tương lai, muốn đầu tư, muốn thực hiện những kế hoạch lớn nhưng lại không đủ khả năng tài chính?
- Mong muốn kiểm soát chi tiêu, tiết kiệm hiệu quả nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu?
- Khao khát tự do tài chính, muốn thực hiện những ước mơ lớn nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu?
Nếu câu trả lời là CÓ, bạn không phải là người duy nhất đang gặp phải tình trạng này. Rất nhiều người cũng đang đau đầu tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề về quản lý tài chính cá nhân. Họ khao khát làm chủ túi tiền của mình, sống một cuộc sống sung túc và tự tin hướng đến tương lai.
Khóa học "Hiểu rõ phương pháp quản lý tài chính cá nhân kinh điển bằng quy tắc 6 chiếc lọ "thần thánh": Giải pháp đơn giản cho mọi người để làm chủ túi tiền, nâng tầm cuộc sống" chính là "chìa khóa" giúp bạn "gỡ rối" những vấn đề nan giải trên.
Tham gia khóa học để khám phá bí mật quản lý tài chính hiệu quả và bắt đầu hành trình chinh phục mục tiêu tự do tài chính ngay hôm nay!
Ví dụ: Anh Tuấn, 30 tuổi, nhân viên văn phòng, đã kết hôn, có một con nhỏ, thu nhập 20 triệu/tháng:
1. Chi tiêu cần thiết (55%): 11.000.000 VNĐ
- Tiền thuê nhà, điện nước: 4.000.000 VNĐ
- Tiền ăn cho gia đình: 5.000.000 VNĐ
- Chi phí sinh hoạt cho con: 1.000.000 VNĐ (sữa, bỉm, quần áo...)
- Di chuyển, xăng xe, điện thoại: 1.000.000 VNĐ
2. Tiết kiệm dài hạn (10%): 2.000.000 VNĐ
- Mục tiêu: Chuẩn bị cho con vào lớp 1 sau 3 năm nữa.
- Phương án: Mua bảo hiểm giáo dục cho con, gửi tiết kiệm định kỳ.
3. Tự do tài chính (10%): 2.000.000 VNĐ
- Mục tiêu: Tạo nguồn thu nhập thụ động, đầu tư lâu dài.
-
Phương án:
- Đầu tư vào chứng chỉ quỹ: 1.000.000 VNĐ
- Tham gia góp vốn kinh doanh online với bạn bè: 1.000.000 VNĐ
4. Hưởng thụ (10%): 2.000.000 VNĐ
- Du lịch ngắn ngày cùng gia đình: 1.000.000 VNĐ (lên kế hoạch cho dịp lễ)
- Ăn uống, xem phim cùng vợ con: 500.000 VNĐ
- Mua sắm quần áo, quà tặng cho vợ: 500.000 VNĐ
5. Học tập (10%): 2.000.000 VNĐ
- Tham gia khóa học online về kỹ năng quản lý thời gian: 1.000.000 VNĐ
- Mua sách về nuôi dạy con cái: 500.000 VNĐ
- Tham gia các buổi hội thảo về phát triển bản thân: 500.000 VNĐ
6. Giúp đỡ người khác (5%): 1.000.000 VNĐ
- Ủng hộ quỹ từ thiện, chương trình hỗ trợ trẻ em nghèo: 500.000 VNĐ
- Biếu bố mẹ hai bên: 500.000 VNĐ
Tổng kết
Quản lý tài chính cá nhân đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Nó không chỉ là việc quản lý tiền bạc, sắp xếp chi tiêu, lập kế hoạch tiết kiệm và nghỉ hưu một cách khoa học, mà còn là cách để biến tiền vốn trở thành nguồn thu nhập hiệu quả.