10 bài học kinh doanh “nhớ đời” khi mở quán kinh doanh nhỏ: Câu chuyện có thật dành cho bất cứ ai đang ấp ủ khởi nghiệp
Một câu chuyện có thật là bài học kinh doanh đắt giá cho những bạn đang ấp ủ ý tưởng mở quán cafe nhỏ khởi nghiệp. Hãy cùng chúng tôi đọc và suy ngẫm nhé.
Gia đình em có 2 anh em sống với mẹ, ba mất từ lâu, mẹ cũng có của ăn của để. Em thì từ xưa giờ sống như thiếu gia không làm gì nặng nhọc, chỉ rửa chén, lau nhà hàng ngày. Tiền thì không kiếm ra nhưng món gì em thích là có. Má nói con cứ lo học hành cho tử tế, chuyện tài chính cứ để má lo! Do được cưng như trứng nên hầu như kiến thức, va chạm xã hội của em cực ít.
Má em có một ước mơ cực kỳ cháy bỏng là mở quán cafe nhỏ rồi trang trí theo ý thích. Giờ cũng 55 tuổi rồi mà vẫn còn nhiệt huyết với ước mơ đó.
Trời không phụ lòng người!
Có một anh hàng xóm cạnh nhà em có ý tưởng mở quán cafe nhỏ dạng nhạc kịch mà chưa đủ vốn muốn hùn hạp làm ăn với mẹ. Người ta đưa 1 kế hoạch cực kỳ chi tiết mà em đọc còn khoái nữa. Kế hoạch mở quán cafe 6 tháng như sau:
2 ý tưởng lớn gặp nhau, mẹ em đã quyết định hùn vốn mở quán cafe nhỏ cùng ông anh hàng xóm. Và để hiện thực hóa ý tưởng mở một quán cafe nhỏ cần những gì?
Bài học số 1: Tìm mặt bằng mở quán cafe nhỏ
Hai địa điểm mà em hướng tới là Quận 3 và Quận Gò Vấp. Mặt bằng Quận 3 giá quá mắc nên em quyết định mướn nhà nguyên căn cho tiện. Chạy 1 tuần trên thành phố thì kiếm được 1 chỗ giá thuê 18 triệu/ tháng, cọc 2 tháng trước. Nhà 3 tầng có hầm xe rất ngon và rộng rãi.
Than ôi nhà rất ngon nhưng khốn nỗi nó lại nằm ngay con hẻm vắng, bao bọc bởi hàng chục quán cà phê khách nườm nượp. Em nói hẻm vắng như thế thì sao có khách vãng lai hả anh?
“Mình không cần khách vãng lai”
Một câu nói mà tới giờ em vẫn còn cay đắng và ghim trong lòng. Sau này em mới biết ông anh em đã bị lừa bởi “cò” thuê nhà. Tiền cọc và tiền thuê quá cao. Hơn nữa mặt bằng không tốt, ảnh hưởng đến doanh thu cả quán.
Bài học kinh nghiệm: Phải luôn tham khảo giá, môi trường xung quanh mặt bằng trước khi thuê mướn gì. Và khách vãng lai là nguồn sống của một quán cà phê. Không có khách vãng lai thì sẽ không có khách quen.
Bài học số 2: Chuyển địa điểm quán
Ông anh em ra sắc phong chuyển quán cafe qua CMT8. Đồng nghĩa với 72 triệu tiền thuê nhà và tiền đặt cọc một đi không trở lại. Làm lại từ đầu và quan tâm nhiều hơn tới PR. Quyết toán kỹ lưỡng hơn.
Quá trình di chuyển cực kỳ khó khăn. Hết tiền thuê chuyển nhà trọn gói nên em chọn chuyển bằng xe ba gác, và 2 anh em tự bốc vác.
Sai lầm vẫn mắc sai lầm
Quá trình tìm kiếm mặt bằng mới còn khó khăn hơn. Cuối cùng cũng tìm được 1 văn phòng cho thuê ở lầu 1 hướng nhìn ra đường CMT8. Quán không quá khó tìm. Nhìn có vẻ rất thơm.
Không thể tin được! Lúc đi xem nhà là buổi chiều, view đẹp. Thế mà buổi sáng nó là 1 cái chợ tự phát mở từ 5h sáng đến 11h trưa. Không tin vào mắt mình luôn, giống như nhân tính không bằng trời tính ấy. Lúc đi em ký hợp đồng cũng là vào buổi chiều nên có thấy cái chợ nào đâu.
Vậy là lại vướng vào sai lầm như lần đầu. Giờ tiền không có nên có gì trang trí nấy. Gia đình em trích thêm cho 30 triệu để tu sửa quán. Nhờ tài thiết kế của ông anh quán thiết kế vẫn lung linh hơn cả ngày xưa. Cái sai thứ 2 khi lựa chọn địa điểm nữa là kế bên quán em là 1 quán nhạc nổi tiếng nữa mới đau lòng.
Sau bữa khai trương hoành tráng lỗ vốn. Ông anh em ra quyết định giải tán. Em nghe như sét đánh bên tai. “Anh bỏ thì em làm”, em gọi cho má xin 1 tháng tiền nhà, tiền điện, nước, bảo vệ…
Hy vọng rằng với suy nghĩ khác, cách làm khác, việc mở quán cafe nhỏ trong tương lai của em sẽ cho ra một kết quả tốt đẹp hơn.
Bài học số 3: Tìm nhân sự khi mở quán cafe nhỏ
Nhà nguyên căn thì cần một vú em đích thực để trông nom quán. Quét dọn làm việc vặt, nấu ăn, giặt đồ. Ông anh em thuê một người làm tất cả việc đó lương 3 triệu/tháng, bao cơm. Một bảo vệ giữ xe, lương tháng 2 triệu, làm buổi tối từ 18h – 23h. Buổi sáng tự em canh.
Một phục vụ, ngày trả 65k bao cơm. Một pha chế, lương 2,5 triệu/tháng. Nhân sự như thế thì bình thường cũng tạm chấp nhận được. Nhưng có ai ngờ ẩn chứa bên trong là mối hiếm họa không lường. Em đã phải trả một cái giá rất đắt để dọn dẹp hậu quả việc này. Cái này em xin giữ bí mật vì không muốn ảnh hưởng đến người trong cuộc.
Bài học kinh nghiệm: Khi mới mở quán café không nên thuê người lung tung. Rất nguy hiểm. Kinh nghiệm về cách mở quán cafe dành cho bạn là nên nhờ bạn bè thân thiết trợ giúp và tốt nhất là thuê những người quen, người mình tin tưởng và đã biết trước đó là tốt nhất.
Khi thuê nhân viên, chủ quán cần xây dựng nội quy quán cafe chi tiết để nhân viên tuân thủ theo các quy định về công việc và ứng xử của quán. Từ đó, hình ảnh của quán cafe sẽ trở nên thống nhất và chuyên nghiệp hơn trong mắt khách hàng. Nội quy cũng giúp nhân viên tránh mắc phải những sai phạm không đáng có.
Bài học số 4: Lập sẵn kế hoạch chi tiêu trước khi tiến hành mở quán cafe nhỏ
Sau khi thuê mặt bằng và nhân viên, bắt đầu đến khâu set up trang trí quán. Khoản này cực kỳ tốn kém. Số lần em vào ngân hàng rút tiền nhiều vô kể. Chỉ trong 2 ngày mua mấy đồ trang trí linh tinh mà mất vài chục triệu (Tới giờ em vẫn không hiểu tiêu gì mà nhiều vậy). Từ lúc mướn nhà cho đến ngày khai trương chỉ cách nhau có 2 tuần.
Một kế hoạch lớn, nhưng làm quá gấp gáp, không có người hỗ trợ. Em với ông anh chạy kiếm mặt bằng 1 tuần, mua ly tách hết 1 ngày, mua quầy bar 1 ngày, đồ trang trí ngày nào cũng tất tưởi chạy đi chạy về. Thật sự mệt rã rời, tới nỗi cơm ăn không nổi. Mà không làm thì chẳng có ai làm.
Bài học kinh nghiệm: Khi muốn kinh doanh quán cafe nhỏ thì bạn phải có kế hoạch tiến hành và kế hoạch chi tiêu thật rõ ràng trước khi bắt tay vào việc mở quán cafe. Bản kế hoạch này cần phải chuẩn bị ít nhất là trước 3 tháng.
Như vậy bạn sẽ có thời gian để tìm hiểu mặt bằng, thị trường, nhân viên,… Quá trình set up và chuẩn bị cũng không quá gấp gáp ảnh hướng đến chất lượng quán.
Thời gian là vàng, đặc biệt trong kinh doanh. Bạn không cần phải mất hàng giờ, thậm chí hàng ngày để lập ra một kế hoạch kinh doanh đồ sộ.
Khóa học "Nắm rõ cách Lập Kế hoạch Kinh doanh chỉ trên 1 trang giấy" sẽ dạy bạn cách tạo ra một kế hoạch kinh doanh cô đọng, hiệu quả, dễ hiểu và dễ quản lý.
Phương pháp này sẽ giúp bạn tập trung vào những yếu tố cốt lõi, tiết kiệm thời gian và năng lượng để tập trung vào việc thực thi kế hoạch.
Khóa học phù hợp với cả những người mới bắt đầu và những người kinh doanh lâu năm muốn tối ưu hoá quy trình lập kế hoạch của mình.
Bạn sẽ học được gì
-
Nắm vững kiến thức về kế hoạch kinh doanh: Bạn sẽ hiểu rõ khái niệm, vai trò của kế hoạch kinh doanh trong thành công của doanh nghiệp.
-
Biết cách sử dụng mô hình Lean Canvas hiệu quả: Bạn sẽ học cách áp dụng mô hình Lean Canvas để phân tích và xây dựng kế hoạch kinh doanh một cách trực quan và hiệu quả.
-
Xác định rõ mục tiêu kinh doanh: Bạn sẽ biết cách xác định mục tiêu kinh doanh rõ ràng, thực tế và đạt được.
-
Phân tích thị trường và khách hàng mục tiêu: Bạn sẽ học cách phân tích thị trường, xác định khách hàng mục tiêu và hiểu rõ nhu cầu của họ.
-
Xây dựng đề xuất giá trị độc đáo: Bạn sẽ biết cách phân biệt giá trị của sản phẩm/dịch vụ so với đối thủ cạnh tranh.
-
Tạo ra kế hoạch kinh doanh hiệu quả chỉ với 1 trang giấy: Bạn sẽ học cách tập trung vào những yếu tố quan trọng nhất để xây dựng kế hoạch kinh doanh hiệu quả trong thời gian ngắn.
-
Chuẩn bị sẵn sàng cho bước khởi nghiệp: Bạn sẽ có tư duy và kỹ năng cần thiết để bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh.
-
Ứng dụng Lean Canvas vào các dự án kinh doanh của bạn: Bạn sẽ có công cụ để xây dựng kế hoạch kinh doanh cho bất kỳ ý tưởng nào của bạn.
Bài học số 5: Có thờ có thiêng, có kiêng có lành
Hai anh em đi chợ Bình Tây mua sắm ly tách cafe mất gần 10 triệu. Lúc đó trong túi đang có cả vài trăm triệu nên thấy bình thường. Qua cửa hàng phong thủy mua con ngựa ngọc, bà chủ quán hỏi ông anh tuổi gì!!!
Tuổi ngọ. Bả phán ngay, năm nay bị sao Thái Tuất chiếu, lại là năm tuổi nên làm gì thì đừng khoa trương, đừng làm ăn lớn nguy cơ lắm. Rồi bả hỏi mình tuổi gì? Tuổi mùi 91. “Em tam tai nhé”. Ông anh em phán thẳng 1 câu cả phố nghe thấy: Không bao giờ tin mấy thứ vớ vẩn này.
Nhưng ai ngờ đâu năm đó cả anh em lẫn em người thì làm ăn bết bát, người thì luôn gặp khó khăn. Cuối cùng hai anh em phải tìm thầy xem, cũng không khá hơn được bao nhiêu.
Bài học kinh nghiệm: Có thờ có thiêng, có kiêng có lành. Nhất là chuyện làm ăn, buôn bán thì càng phải cẩn trọng. Mở quán cafe nhỏ cũng nên xem ngày, xem tuổi.
Bài học số 6: Hệ thống điện nước cực kỳ quan trọng
Điện! Sự khủng khiếp kinh hoàng. Tính bài tiết kiệm, nên ông anh nhờ 1 người bạn đi dây diện cho nguyên nhà. Chuyên môn không có, nên cứ gọi lại “đụng gì làm nấy”, sau 1 tuần thì hoàn thiện.
Nhưng chỉ được vài hôm thì bùm banh cái ổ cắm, điện sập toàn bộ. Hoảng loạn, gọi thợ điện sửa mất một tuần rưỡi, tiền công thanh toán tính ra tốn kém hơn cả thuê lắp mới.
Không chỉ thế hệ thống đường nước lúc thuê mặt bằng không kiểm tra kỹ, đến ngày sắp khai trương thì vỡ. Nước chảy lênh láng khắp nhà. Khiến em phải gọi ngay người tới sửa, tự mình lao vào dọn dẹp ngày đêm để kịp ngày khai trương. Vừa oải người vừa mất thêm chi phí. Em đúng là khóc không ra nước mắt!
Bài học kinh nghiệm: Hệ thống điện nước trước khi đặt bút thuê mặt bằng cần kiểm tra kỹ. Sau đó nên gọi thợ điện thợ nước đến để kiểm tra, đảm bảo hệ thống điện nước an toàn và có thể sử dụng lâu dài. Cứ phải “chắc cốp” như vậy thì mình mới có thể yên tâm mà kinh doanh mọi người ạ!
Bài học số 7: Trang trí quán là điều không thể thiếu
Ngẫm lại thì phòng cà phê của em trang trí rất đẹp và rất rất đẹp nhé!!! Em hoàn toàn không có bất kỳ phê bình gì về năng khiếu thẩm mỹ của anh em. Dán tường 3 triệu. Lên hình cực đẹp. Mọi chuyện hoàn thành êm xuôi. Quán đã hình thành.
Lúc mở quán, khách đến quán em check in sống ảo rất nhiều. Tiếng lành đồn xa, càng ngày khách càng đến đông. Ngoài việc uống cafe, nghe nhạc thì anh em em còn set up hẳn một khu nhỏ phục vụ cho việc chụp ảnh.
Bài học kinh nghiệm: Bạn cần hiểu rõ thẩm mỹ của khách hàng tiềm năng của bạn. Trang trí quán cafe là không thể thiếu, khách hàng cần có một không gian đẹp vừa có thể nhâm nhi cafe và chụp ảnh sống ảo. Đồng thời, đừng quên tận dụng luồng chia sẻ của khách hàng để quảng bá và thu hút thêm khách hàng cho bạn.
Bài học số 8: Đi cửa sau nếu điều đó giúp bạn thuận lợi hơn
Đăng ký quá dễ dàng vì nhà nước khuyến khích chúng ta làm ăn. “Đút” trước 500k – 1tr cho trơn tru giấy tờ (nếu không muốn đợi dài cổ). Quận sẽ đưa về Phường xử lý, Phường đưa về khu phố.
Sau 1 tuần rất êm xuôi thì bà trưởng khu phố tới mắng té tát kêu không cho che dù trước cửa. Lót 100k – 200k đổi giọng luôn: Con cứ làm thoải mái có gì nói cô, cô giải quyết giùm cho.
Và ngày sau thì công an gõ cửa. Họ xông vào quán em như bắt trộm ấy. Nạt nộ tịch thu 2 cái bàn em mới mua. Xong quay ra nói không có tạm vắng tạm trú thì lên phường giải quyết. Lên gặp anh tý nhé. Em hiểu vấn đề. Mất 1tr. Vệ sinh an toàn thực phẩm cũng lót tay mất dăm ba trăm nữa
Bài học kinh nghiệm: Để mở quán cafe nhỏ được thuận lợi thì bạn nên biết đi “cửa sau”. Ông nào trên chức bạn thì cứ “mồi” một ít cho nhẹ nhàng, tình cảm. Họ không ngại lấy đâu, nhưng cứ thử “không cho” xem, rồi bạn sẽ thấy!
Bài học số 9: Không được phụ thuộc vào người quen
Sau khi tiêu xài kha khá em còn lại khoảng 50 triệu. Buổi sáng khai trương không một ai tới vì quán chả ai biết mà em cũng không thèm PR gì. Buổi tối người quen tới rất đông, khoảng 30 người.
Nhân viên pha chế chưa có, em phải tự làm, nhưng mần từ lúc phát nhạc cho đến khi nhạc xong mà nước chưa có nữa. Thôi quen biết cũng “ù xọet” cho qua. Tổng kết ngày khai trương thu được 1tr7, tính ra hòa vốn.
Tuy nhiên những ngày tiếp theo khách càng ngày càng vắng. Lẹt đẹt vài ba người. Người quen của em cũng dần ít đến ủng hộ hơn.
Thành quả sau 1 tháng hoạt động
Một tuần mời ban nhạc đến hát 2 lần, mỗi lần diễn cũng mất chi phí khoảng 5-6tr triệu. Quán có 3 khách cũng phải diễn. Em bắt đầu phải trích tiền từ 50 triệu còn lại ra để duy trì. Quá cay đắng. Thực sự tháng đầu chẳng bán được gì cả. Không khách vãng lai, khách quen thì ủng hộ được 1, 2 lần đầu rồi mất hút. Ông anh em chán nản, vẻ mặt thất thần.
Bài học kinh nghiệm: Người quen không phải là khách hàng tiềm năng của bạn. Họ sẽ không đến uống cafe ủng hộ mãi được, cách mở quán cafe nhỏ đắt khách là bạn phải quảng cáo và đẩy mạnh PR để nhiều người biết đến bạn.\
Bài học số 10: Quảng cáo
Sau cú hoảng loạn và bi ai tuần đầu sau ngày khai trương thì mọi người mới sực nhớ 1 điều là mình chưa quảng cáo PR cho quán cafe. Hot Deal, Cungmua, Chợ Tốt… được huy động tối đa!!!
Bên cạnh đó em không quên nhờ ban nhạc em hay mời đến hát PR quảng cáo thêm cho mình. Các khuyến mại tung ra rầm rộ, nào là đến check in và share trên facebook sẽ được 1 nước tùy chọn miễn phí, nào là các mã khuyến mại trên now, grab food,… Lúc này khách đến càng ngày càng đông, cộng thêm có ban nhạc biểu diễn, không gián ấn tượng, khách đến cũng vui vẻ chia sẻ và check in tại quán.
May mắn, sau khi tung khuyến mại, em dần dần thu lại được khoản tiền để duy trì và xoay vòng vốn. Lúc này lòng tạm yên tâm phần nào.
Bài học kinh nghiệm: Quảng cáo là yếu tố quyết định sinh tử trong kinh doanh, không có nó thì chỉ có bại. Phải PR và chuẩn bị các chương trình khuyến mại hấp dẫn, làm mạnh ngay từ lúc chuẩn bị và trang trí quán. Như vậy đến lúc khai trương bạn sẽ có lượng khách mới nhất định đến trải nghiệm.
Với những chia sẻ thực tế của một chủ quán cafe đã từng vấp ngã và tự đứng lên trong quá trình kinh doanh của mình, hy vọng sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc mở một quán cafe nhỏ cần những gì. Để tránh khỏi những sai sót trong khâu quản lý khi mở quán cafe nhỏ, bạn cũng nên tham khảo qua các giải pháp ứng dụng công nghệ vào vận hành sao cho hiệu quả nhé.
Nội dung: Tổng hợp và biên soạn
Bạn đam mê kinh doanh nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Bạn muốn xây dựng doanh nghiệp thành công nhưng loay hoay với thị trường, đối thủ, mô hình và chiến lược?
Combo "Khởi Sự Kinh Doanh Toàn Diện từ A-Z cho người mới bắt đầu" sẽ trang bị cho bạn "kim chỉ nam" vững chắc, từ lý thuyết đến thực hành, giúp bạn tự tin chinh phục thương trường!
Bạn sẽ học được:
-
Phân tích thị trường và đối thủ: Nắm vững khái niệm thị phần, cách tính toán và phân tích thị phần, nhận diện và phân tích 4 loại đối thủ cạnh tranh.
-
Xây dựng mô hình kinh doanh: Hiểu rõ bản chất và vai trò của mô hình kinh doanh, thành thạo công cụ Business Model Canvas, lựa chọn mô hình phù hợp.
-
Lập kế hoạch kinh doanh: Nắm vững quy trình lập kế hoạch kinh doanh bài bản, phân tích SWOT, dự báo tài chính, xây dựng chiến lược marketing, hoạt động và tài chính.
-
Phát triển chiến lược kinh doanh: Xác định mục tiêu, tầm nhìn, sứ mệnh, phân tích thị trường và đối thủ, xây dựng chiến lược tổng thể và chiến lược cụ thể về
marketing, tài chính, hoạt động.
- Ứng dụng vào thực tiễn: Thông qua các case study, bài tập thực hành và mẫu tài liệu, học viên sẽ được hướng dẫn cách áp dụng kiến thức vào thực tế kinh doanh.
Hãy cùng Học viện Doanh nhân khởi động hành trình chinh phục giấc mơ khởi nghiệp, biến những ý tưởng táo bạo thành hiện thực với Combo "Khởi Sự Kinh Doanh Toàn Diện từ A-Z cho người mới bắt đầu".